Mẹo tài chính
26 tháng 11 2020
CẢNH BÁO CÁC HÌNH THỨC GIAN LẬN KHOẢN VAY VÀ THẺ TÍN DỤNG
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của khách hàng, một số cá nhân, tổ chức đã giả mạo công ty tài chính, sử dụng thủ thuật nhằm cố ý tạo sự nhầm lẫn để lừa dối khách hàng.
Các chiêu trò thường được những đối tượng lừa đảo sử dụng như giả danh nhân viên thu hồi để thu hồi nợ tại nhà hoặc yêu cầu khách hàng chuyển tiền để hủy thẻ tín dụng, thông báo trúng thưởng, mời chào bằng phần thưởng không có thật để khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, chuyển tiền để nhận quà hoặc giới thiệu các dịch vụ cho vay phi pháp mạo danh công ty tài chính.
Thực trạng này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi khách hàng, tác động đến tinh thần và đời sống cá nhân của khách hàng. Chỉ đến khi có nhân viên gọi điện thu hồi nợ, khách hàng mới té ngửa về khoản vay mà họ không hề hay biết.
Phương thức thủ đoạn phổ biến
Giả mạo nhân viên công ty tài chính, đến nhà thu hồi thẻ tín dụng của khách hàng với lý do thẻ bị lỗi hoặc thẻ đã lâu chưa kích hoạt.
Giả mạo nhân viên công ty tài chính, tổng đài chăm sóc khách hàng, gọi điện yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin cá nhân, hình chụp thẻ tín dụng… để vay vốn, nhận tiền.
Yêu cầu khách hàng cung cấp mã OTP để xác thực làm hồ sơ vay vốn, thực chất dùng mã OTP để giải ngân khoản vay.
Yêu cầu khách hàng nộp trước một khoản tiền cho kỳ thanh toán đầu tiên vào một số tài khoản mà kẻ gian cung cấp và chặn toàn bộ liên lạc với khách hàng sau khi đã nhận được tiền.
Giả mạo thông báo trúng thưởng đến khách hàng và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin hoặc đóng tiền thuế để nhận quà.
Tất cả các chiêu thức lừa đảo trên đều vì mục đích đánh cắp thông tin cá nhân để chiếm đoạt tiền của khách hàng. Khách hàng khi đi vay tiêu dùng hoặc sử dụng các hình thức vay tín chấp như thẻ tín dụng, vay mua trả góp cần tỉnh táo để chủ động bảo vệ bản thân trước các hành vi lừa đảo:
Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân
Không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ để tránh bị kẻ gian lấy cắp thông tin cá nhân và sử dụng trái phép.
Không giao thẻ tín dụng, giấy tờ tùy thân cho người lạ hoặc nhân viên bán hàng, nhân viên phục vụ khi khuất tầm mắt.
Không để người khác chụp hình cá nhân hoặc các giấy tờ tùy thân của mình.
Không cho mượn/ thuê hoặc mua bán thông tin cá nhân/ số thẻ có đăng ký.
Bảo mật thông tin thẻ
KHÔNG cung cấp thông tin bảo mật như: Mã PIN thẻ, Mật khẩu truy cập, Mật khẩu giao dịch một lần OTP, câu hỏi bảo mật cho bất cứ ai và dưới bất cứ hình thức nào (nhắn tin, trả lời điện thoại, tiết lộ trực tiếp, nhập vào trang website không tin cậy…).
Các công ty tài chính không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật thẻ đồng thời không yêu cầu khách hàng chuyển bất cứ khoản tiền nào trước khi giải ngân cho vay hoặc hủy thẻ.
Xác thực người đề nghị bạn thực hiện giao dịch
Khi được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc hỗ trợ hủy thẻ bằng bất cứ hình thức nào, khách hàng cần xác nhận lại giao dịch và danh tính người yêu cầu với tổng đài.
Với bất kỳ giao dịch nào khác khi có OTP, lưu ý không cung cấp mã này cho bất cứ ai kể cả nhân viên hay công ty tài chính.
Cẩn trọng khi thực hiện giao dịch thẻ tại ATM, POS
Khi giao dịch tại máy ATM/POS, hãy quan sát khe thẻ trên máy ATM bảo đảm không có thiết bị lạ gắn trên khe và che bàn phím khi nhập số PIN.
Cách xử lý khi nghi ngờ gian lận
Khi khách hàng phát hiện thẻ tín dụng phát sinh những giao dịch gian lận hoặc có băn khoăn, vướng mắc hay cần trao đổi thông tin, hãy gọi liên lạc ngay với tổng đài chính thức của công ty tài chính hoặc đến văn phòng chăm sóc khách hàng để được hướng dẫn xử lý.
#FECREDIT #CôngTyTàiChínhUyTín
--------
Theo dõi tin tức và cập nhật thông tin mới nhất về FE CREDIT tại:
Website: www.fecredit.com.vn
Facebook: www.facebook.com/FECREDIT.VN/
Zalo: zalo.me/fecredit
--------
Nguồn bài viết: https://plo.vn/tai-chinh-ngan-hang/canh-bao-cac-hinh-thuc-gian-lan-khoan-vay-va-the-tin-dung-928175.html
Xem chi tiết
8 lượt xem
Mẹo tài chính
26 tháng 11 2020
TRÁNH PHÁT SINH PHÍ PHẠT VÀ TỰ TÔ ĐEN "LÝ LỊCH" TÍN DỤNG
Vay nợ tràn lan rồi tìm cách trốn nợ, chây ỳ trả nợ… bạn không chỉ làm khó các công ty tài chính mà còn tự đẩy mình vào thế khó khi dính “vết đen” trên lý lịch tài chính, gây bất lợi cho giao dịch tài chính về sau.
Lạ đời: Bày nhau cách xù nợ
Trên một diễn đàn mạng xã hội mới đây, khách đang vay tiền một công ty tài chính đã đăng một bài viết xin chia sẻ kinh nghiệm “xù nợ” các công ty tài chính, vì bản thân đang rơi vào cảnh mất khả năng chi trả.
Bài viết đã thu hút hàng trăm bình luận, trong đócó nhiều bình luận chỉ cho nhau cách bùng nợ, trốn nợ như đổi địa chỉ nhà, địa chỉ công ty, đổi chứng minh thư/căn cước công dân… Tuy nhiên, đa phần các ý kiến bình luận là chỉ trích, cảnh báo hậu quả của việc thiếu trách nhiệm trả nợ.
Tình trạng khách hàng vay nợ, vượt quá khả năng chi trả và tìm cách thoái thác trách nhiệm trả nợ không hiếm. Nhiều đơn vị vị cho vay như công ty tài chính tiêu dùng, ngân hàng cho vay cá nhân… cho biết, nhiều khách hàng khi vay vốn chưa xây dựng được một kế hoạch tài chính cá nhân rõ ràng, dẫn đến việc không có khả năng trả nợ, chậm thanh toán hay thậm chí là phải trốn nợ.
Theo anh Nguyễn Văn M, nhân viên tín dụng của 1 ngân hàng quốc doanh lớn, bản thân anh đã từng phải từ chối hồ sơ tín dụng của nhiều người vì dính “vết” vì trước đó không trả nợ đúng quy định khi vay tiêu dùng tại công ty tài chính.
“Theo quy định, nợ nhóm 3 trở lên mới được coi là nợ xấu, song thực tế, chỉ cần nhìn trên CIC thấy khách hàng vướng vào nhóm 2 là ngân hàng đã không muốn cho vay. Nhiều khách hàng cách đây 4-5 năm vướng vào một khoản vay nhỏ nhưng do không chịu trả, giờ số nợ phình lên và rớt xuống nhóm 5, khiến cánh cửa vay ngân hàng hoàn toàn bị khép lại”, anh cho biết.
Ông Nguyễn Thành Phúc, Phó Tổng giám đốc FE Credit nhận xét, kiến thức về tài chính tiêu dùng của người dân ở Việt Nam còn nhiều hạn chế so với các nước lân cận khác như Singapore, Malaysia, Thailand…Việc này dẫn đến ý thức thanh toán và trách nhiệm của khách hàng đối với khoản vay chưa cao thậm chí còn có cái nhìn tiêu cực đối với các đơn vị vay tiêu dùng. Kế đến, mục đích sử dụng khoản vay không minh bạch, dẫn đến mất khả năng chi trả của khách hàng. Đây chính là rào cản với các đơn vị cho vay trong thu hồi nợ.
Ông Phúc cho rằng, người đi vay cần có kỷ luật và quyết tâm trong việc cân đối chi tiêu để thanh toán các khoản vay mỗi tháng, trả đúng hạn nhằm tránh việc trả nợ quá hạn và các khoản lãi phát sinh hay nghiêm trọng hơn là mất khả năng thanh toán nợ.
“Người tiêu dùng cần hiểu rõ hệ lụy nếu có “vết đen” tài chính khi không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. Bởi lẽ, chỉ cần người sử dụng phát sinh nợ xấu tại một tổ chức thì tất cả các nơi khác đều được thông báo và ngưng cấp tín dụng đối với các khách hàng có nợ xấu”, ông Phúc cảnh báo.
Đừng tự đóng cánh cửa của mình
Theo các quy định hiện nay, việc không hoàn thành trách nhiệm trả nợ công ty tài chính không chỉ khiến cánh cửa tiếp cận các kênh chính thức với khách hàng bị khép lại, phải sống chui lủi nhiều năm, bị người thân đánh giá thấp… mà còn có nguy cơ khoản nợ phình to gấp nhiều lần (nợ quá hạn bị phạt 150% lãi suất), chưa nói đến khả năng bị khởi kiện ra toà vì vi phạm Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ cho người vay.
Chuyên gia ngân hàng Nguyễn Tú Anh cho rằng, hành lang pháp lý về cho vay tiêu dùng chưa thực sự chặt chẽ, chưa bảo vệ được người đi vay lẫn bên cho vay.
“Các quy định pháp luật, bên cạnh bảo vệ người đi vay, cần phải bảo vệ tổ chức cho vay hợp pháp. Vì nếu kênh cho vay chính thức như công ty tài chính không được bảo vệ thì thị trường tín dụng chính thức khó phát triển, khi đó tín dụng đen lại bùng phát. Kênh cho vay chính thức không phát triển thì quyền lợi người đi vay bị hạn chế”, ông Tú Anh nói.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, bên cạnh các điều khoản bảo vệ người vay, hành lang pháp lý cũng cần quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm trả nợ của người vay để bảo vệ bên cho vay, nhằm phát triển thị trường tài chính tiêu dùng lành mạnh.
PGS.TS. Đỗ Hoài Linh, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, nhận thức của người dân về tín dụng tiêu dùng nói riêng cũng là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của thị trường vay tiêu dùng, trong đó có kiến thức để quản lý thu chi, tránh để dòng tiền vay bị mất thanh khoản.
Giám đốc một công ty tài chính cho biết, hiện nay, khi cho vay, các DN thẩm định kỹ đối tượng vay, xét duyệt hạn mức khoản vay nằm trong khả năng thanh toán của khách hàng, phù hợp với thông tin khách hàng cung cấp đối với thu nhập và chi tiêu cá nhân của khách hàng. Minh bạch và công khai thông tin về hạn mức tín dụng, khung lãi suất, mức phí… Tuy vậy, rủi ro luôn xảy ra khi khách hàng không cóý thức, trách nhiệm trả nợ.
Theo LS. Trương Thanh Đức, dù Bộ luật Dân sự quy định, không hoàn thành trách nhiệm trả nợ làvi phạm pháp luật, bên cho vay hoàn toàn có thể kiện ra toà đểđòi nợ.
“Thực tế, toà án hiện nay cũng như nhiều năm nữa chưa thể làm tốt được vấn đề này. Rõ ràng, trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh việc bảo vệ người đi vay và trật tự an toàn xã hội, rất cần thêm các quy định bảo vệ quyền sở hữu nói chung, quyền của bên cho vay nói riêng”, TS. Đức nói.
Ở khía cạnh tiếp cận tín dụng, ông Nguyễn Thành Phúc khuyến cáo, việc thực hiện thanh toán đúng thời hạn theo thỏa thuận ban đầu giúp cho khách hàng không bị phát sinh thêm các khoản phí về lãi suất và phí phạt. Bên cạnh đó, lý lịch” tín dụng tốt sẽ hỗ trợ cho khách hàng có nhiều cơ hội tiếp cận với việc vay vốn với nhiều kênh khác nhau và được hỗ trợ nhanh chóng hơn. Còn không bạn sẽ tự đóng cảnh cửa dịch vụ tài chính của mình.
Thanh toán khoản vay nhanh chóng dễ dàng và tiện lợi với siêu ứng dụng FE CREDIT Mobile
[embed]https://youtu.be/VgWjDvL-2f8[/embed]
#FECREDIT #CôngTyTàiChínhUyTín
--------
Theo dõi tin tức và cập nhật thông tin mới nhất về FE CREDIT tại:
Website: www.fecredit.com.vn
Facebook: www.facebook.com/FECREDIT.VN/
Zalo: zalo.me/fecredit
--------
Nguồn bài viết: Vietnamnet
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/bay-nhau-cach-xu-no-can-than-vet-den-tren-ly-lich-tai-chinh-629563.html
Xem chi tiết
7 lượt xem
Mẹo tài chính
26 tháng 11 2020
BẢO MẬT THÔNG TIN CÁ NHÂN ĐỂ TRÁNH BỊ LỪA ĐẢO VAY TIÊU DÙNG
Vay tiêu dùng dường như là cách nhiều người tìm đến nhất khi có nhu cầu chi tiêu, đặc biệt là mua sắm. Tuy nhiên, không ít khách hàng đứng tên vay hộ người thân, thậm chí vô tư cho mượn giấy tờ tùy thân để vay tiêu dùng.
Cho mượn giấy tờ - “bỗng dưng” nhận nợ
Trường hợp của anh N.T. Đạt (Sóc Sơn - Hà Nội) là một điển hình. Anh Đạt kể, cuối năm ngoái, gia đình chị gái anh vì muốn đầu tư kinh doanh thời vụ dịp Tết nên có sử dụng giấy tờ của mình để vay mượn tại một số công ty tài chính (CTTC). Do số tiền vay mượn và vốn tự có vẫn chưa đủ nên nhờ anh Đạt đứng tên vay hộ (dùng chứng minh thư của anh Đạt - PV) để vay thêm một 30 triệu đồng của một CTTC đóng trên địa bàn.
Tuy nhiên, quá trình kinh doanh không như kỳ vọng, lại thêm nhiều khoản vay tiêu dùng cùng một lúc nên gia đình người thân của anh Đạt không thể trả nợ đúng hạn. Thay vì đòi nợ “người sử dụng khoản vay” là người thân của anh Đạt, nhân viên của CTTC này tìm đến anh Đạt để nhắc nợ, đòi nợ bởi lý do người đứng tên khoản nợ chính là người phải chịu trách nhiệm với khoản nợ. Điều này khiến anh Đạt rất bức xúc.
“Với mức thu nhập công nhân của tôi nếu đứng ra trả khoản nợ 'trên trời rơi xuống' thì coi như chẳng còn tiền chi tiêu. Nhưng nếu không trả lại bị người ta nhắc nợ, đòi nợ. Thậm chí, còn bị kiện ra tòa nếu cố tình không trả nợ. Tiến thoái lưỡng nan, thực sự bây giờ tôi không biết phải làm thế nào?”, anh Đạt buồn bã nói.Dù không phải là người thân trong gia đình, song chị L. T. Thủy (Vũ Thư, Thái Bình), vì tin tưởng bạn bè lâu năm nên đã cho mượn chứng minh thư với lý do vay mua laptop. Tuy nhiên, khi người bạn trả nợ không đúng hạn thì người bị gọi nhắc nợ lại là chị.
Không phải ngoại lệ, những trường hợp như câu chuyện của chị Thủy và anh Đạt phổ biến đến mức, chỉ cần lướt nhanh trên các website tư vấn pháp luật của các công ty luật có thể thấy rất nhiều trường hợp rơi vào hoàn cảnh tương tự và phải tìm đến luật sư để nhờ tư vấn.
Bảo mật thông tin cá nhân
Thừa nhận rằng vấn đề mượn giấy tờ tùy thân để đăng ký khoản vay tiêu dùng là vấn đề phổ biến hiện nay, song theo Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty luật Minh Bạch, pháp luật không quy định chế tài đối với những trường hợp này.
Tuy nhiên, phải lưu ý rằng, dù đây không phải hình thức vi phạm pháp luật nhưng trách nhiệm đối với khoản vay vẫn thuộc về người đứng tên khoản vay. Theo vị luật sư này, nếu trong trường hợp người mượn giấy tờ để vay tiêu dùng không có khả năng trả nợ hay cố tình không trả nợ, chiếm đoạt tài sản của bên cho vay thì trách nhiệm dân sự và thậm chí là trách nhiệm hình sự đều “đổ lên đầu” người đứng tên khoản vay.
“Chúng ta phải xác định cho mượn giấy tờ tùy thân thì cũng có nghĩa rằng chúng ta đang dùng chính danh tính của mình để đứng tên trên các hợp đồng giao dịch với bên cho vay, và chịu toàn bộ trách nhiệm với khoản vay. Vì vậy, tuyệt đối không nên cho mượn giấy tờ tùy thân khi không rõ mục đích hoặc thực hiện những việc mà bản thân mình không trực tiếp làm, tránh rủi ro pháp lý”, luật sư Trần Tuấn Anh cảnh báo.
Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia tài chính - ngân hàng, khẳng định, việc cho mượn giấy tờ tùy thân để vay tiêu dùng không phạm luật nhưng rất nguy hiểm và đầy rủi ro.
“Nếu như người ta mượn giấy tờ của mình rồi đi vay bạt mạng thì lúc đó có phải là bỗng dưng mình bị mắc nợ. Việc này còn gây ra mâu thuẫn giữa bên cho vay và người đi vay như đòi nợ nhầm đối tượng, không thu hồi được công nợ. Thậm chí, cho bạn bè, người thân mượn rồi họ làm lộ thông tin cá nhân của mình cho đối tượng lừa đảo, bán đi hoặc làm mất giấy tờ thì lúc đó tên tuổi của mình ai sẽ chịu trách nhiệm?”, TS. Cấn Văn Lực nêu dẫn chứng và đặt câu hỏi.
Chưa kể, trường hợp khoản vay quá hạn không thanh toán và trở thành nợ xấu thì dư nợ sẽ được cập nhật lên hệ thống Trung tâm thông tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước. Khi đó, những người cho mượn giấy tờ cá nhân sẽ không thể vay được các gói tín dụng khác do vướng “vết đen” nợ xấu.
Cũng phải nói thêm rằng, thời gian qua, lợi dụng chính sách thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay tiêu dùng của các CTTC khi chỉ yêu cầu khách hàng xuất trình giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, giấy phép lái xe,... là được cho vay số tiền lên tới cả chục triệu đồng, nhiều kẻ gian đã tìm mua giấy tờ tùy thân hoặc tìm cách lừa đảo “moi” thông tin cá nhân của người khác để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Chính vì vậy, việc bảo mật thông tin cá nhân nói chung và đi vay tiêu dùng nói riêng cần được nhìn nhận một cách đúng mức, để bảo vệ chính mình trước những phiền toái có thể xảy ra.
Riêng đối với những đơn vị cấp tín dụng là các CTTC, trong tất cả những hoàn cảnh kể trên, đều phải gánh chịu những tổn thất, ảnh hưởng lớn bởi xét cho cùng, dù cho lỗi phát sinh đến từ phía khách hàng thì phía đơn vị cấp tín dụng phải chấp nhận rủi ro.
“Người tiêu dùng phải cẩn trọng với giấy tờ tùy thân, không nên cho người thân, bạn bè mượn giấy tờ tùy thân không rõ mục đích và không kiểm soát tránh gây hiểu lầm giữa người vay và doanh nghiệp trong việc bảo mật thông tin.
Nếu người tiêu dùng bị mất giấy tờ thì cần phải trình báo cơ quan chức năng và thông báo cho các tổ chức tín dụng mà người tiêu dùng có quan hệ tín dụng biết để ngăn ngừa rủi ro bị lợi dụng.
Người tiêu dùng không nên trao đổi, ký gửi giấy tờ tùy thân qua các ứng dụng điện tử như Facebook, Messenger, Zalo,... hoặc khai báo các thông tin cá nhân trên các trang website không chính thống”, ông Nguyễn Thành Phúc, Phó Tổng Giám đốc FE Credit khuyến cáo.
#FECREDIT #CôngTyTàiChínhUyTín
--------
Theo dõi tin tức và cập nhật thông tin mới nhất về FE CREDIT tại:
Website: www.fecredit.com.vn
Facebook: www.facebook.com/FECREDIT.VN/
Zalo: zalo.me/fecredit
--------
Nguồn bài viết
Hoài Nam - VietnamNet
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/bao-mat-thong-tin-de-tranh-khoan-no-tren-troi-roi-xuong
Xem chi tiết
7 lượt xem
Mẹo tài chính
25 tháng 9 2020
VÌ SAO PHẢI TIẾT KIỆM: 3 LÝ DO MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA
“Người ta giàu vì biết lao động, giàu hơn nữa vì biết tiết kiệm chi tiêu.” – Ngạn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ
Tiết kiệm tiền là điều mà tất cả chúng ta nên làm vì những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà bạn không hề hay biết. Vì vậy, tiết kiệm là một trong những kim chỉ nam của cuốc sống. Hãy cùng FE CREDIT đi sâu hơn, tìm hiểu lý do tại sao nhé!
1/ Tiết kiệm cho những trường hợp khẩn cấp:
Không ai biết trước những tình huống không “mong đợi” có thể xảy ra. Vì vậy một khoản tiết kiệm luôn là điều cần thiết để đề phòng những bất trắc đến với mình, vừa có thể chủ động giải quyết vấn đề, vừa không phải nhờ cậy đến người khác. Ngòai ra, bạn cần nên có một kế hoạch chắc chắn để đảm bảo nguồn tài chính mà không phải phụ thuộc vào người thân hay bạn bè.
2/ Biết cân bằng cuộc sống:
Bởi càng lo lắng về vấn đề tiền bạc thì chúng ta lại càng làm việc không hiệu quả. Việc sống tiết kiệm sẽ giúp cho bạn có một cuộc sống giản dị, ít ham muốn vật chất thì sẽ lại càng có thời gian để tập trung cho công việc, nuôi dưỡng đam mê. Khi có đam mê, bạn sẽ thấy bớt căng thẳng và tập trung hơn để vượt qua mọi khó khăn một cách dễ dàng.
3/ Tiết kiệm để đầu tư:
Tiền sẽ nhiều hơn nếu chúng ta biết sử dụng đồng tiền một cách đúng đắn. Bí quyết số 1 của Tài chính cá nhân là "Tiết kiệm đều đặn hàng tháng và đầu tư số tiền này, sau 1 thời gian, bạn sẽ có cả 1 gia tài!" rất đơn giản.
Sống tiết kiệm thật hữu ích. Tuy nhiên để làm được điều đó, chúng ta phải thật sự quyết tâm. Vậy nên, nếu ai chưa tiết kiệm thì hãy thử ngay từ bây giờ nhé. Tích tiểu thành đại, bạn sẽ thực sự thấy bất ngờ về bản thân mình sau một thời gian nếu giữ được thói quen này.
FE CREDIT chúc bạn thành công.
#FECREDIT #Songthinhvuonghon#songtothon #songvungvanghon
Xem chi tiết
7 lượt xem
Mẹo tài chính
10 tháng 9 2020
TRẢ NỢ TRƯỚC HẠN VÀ PHÍ PHẠT
Khi đi vay, ai cũng muốn hoàn thành kế hoạch trả nợ đúng hạn và đúng quy định. Trong nhiều trường hợp, khách hàng có điều kiện để thanh toán khoản vay trước hạn theo hợp đồng. Nhưng tại sao khách hàng trả nợ trước hạn mà vẫn bị phạt phí? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.
Trả nợ trước hạn là việc khách hàng muốn hoàn tất trả khoản vay gốc ngay tại một thời điểm, sớm hơn so với thời hạn được ghi trên hợp đồng vay vốn. Và phí trả nợ là số tiền mà khách hàng phải bỏ ra thêm khi thanh toán trước vì đã không thực hiện đúng cam kết như hợp đồng.
Vậy vì sao lại có thu phí phạt khi trả nợ trước hạn? Đây là câu hỏi được rất nhiều người đưa ra bởi vì sao thanh toán muộn thì phạt nhưng khi có tiền để nhanh chóng hoàn tất thanh toán khoản vay sớm mà vẫn bị mất một khoản tiền phí.
Trả nợ trước hạn tại sao lại bị phạt?
Các tổ chức tín dụng phải cân đối vốn huy động, lãi suất và kỳ hạn... nên họ sẽ thu phí đối với khách hàng không thực hiện theo cam kết. Do vậy, ngoài việc thu phí trả nợ trước hạn, các tổ chức tài chính còn nhiều khoản phạt khác như trả nợ quá hạn, lãi chậm trả, thu hồi khoản lãi suất ưu đãi trả nợ trước hạn.
Vấn đề thu phí trả nợ trước hạn là biện pháp cần thiết và phù hợp với thực tế kinh tế thị trường. Bởi vì khi các tổ chức tín dụng nói chung và các công ty tài chính nói riêng thực hiện hợp đồng vay vốn, buộc họ phải cân đối nguồn vốn huy động của mình cả về lãi suất và kỳ hạn để đáp ứng yêu cầu của khoản vay.
Ngay trong thời hạn cho vay theo hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng, các tổ chức tín dụng vẫn phải trả lãi, chi phí cho các nguồn vốn mà họ đã huy động. Để bù đắp những khoản chi phí phát sinh, những rủi ro về lãi suất, cũng như cân đối nguồn vốn, các tổ chức tín dụng buộc phải thu phí khi khách hàng tất toán trước hạn.
Quy định về trả nợ trước hạn
Khi khách hàng có đủ điều kiện thanh toán khoản vay vốn trước so với thời hạn ghi tại hợp đồng trước đó đều có quyền trao đổi nhu cầu của mình với bên cho vay để thực hiện. Đồng thời trả thêm tiền phạt trước hạn với mức lãi suất đã quy định trước đó (theo từng thời kỳ). Khi hai bên đều chấp nhận, thực hiện thanh toán và chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
Theo điều số 478 Luật dân sự năm 2005 có quy định:
“Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, nếu không có thỏa thuận khác.
Bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên đi vay đồng ý.”
Phí trả nợ trước hạn
Tùy vào mỗi tổ chức tài chính sẽ có mức phí phạt trả nợ trước hạn khác nhau và cách tính khác nhau. Thông thường phí phạt trả nợ trước hạn sẽ rơi vào khoảng từ 1 tới 5%/năm trên tổng tiền trả nợ trước.
Cách tính lãi trả nợ trước hạn
Phí trả nợ trước hạn = Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn x Số tiền trả trước
Trong đó:
Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn: Là phần trăm sẽ bị phạt được ghi trong hợp đồng trước đó
Số tiền trả trước: Là số tiền khách hàng còn vay và giờ trả hết (số tiền còn nợ).
Để tránh những rắc rối có thể xảy, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng trước khi ký hợp đồng cần phải nghiên cứu các điều khoản trong đó đặc biệt lưu ý tới mức phí tất toán trước hạn, phí nợ quá hạn và phí thanh toán trễ
Xem chi tiết
7 lượt xem
Mẹo tài chính
09 tháng 9 2020
ĐỂ VAY TÍN CHẤP VỚI LÃI SUẤT THẤP
Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay tín chấp dựa trên uy tín cá nhân, không cần thế chấp. Khách hàng càng có nhiều thông tin chứng minh khả năng trả nợ, hồ sơ tín dụng càng “đẹp” thì lãi suất cho vay tiêu dùng sẽ càng thấp.
Duy trì lịch sử trả nợ tốt
Khác với hoạt động cho vay tín dụng của ngân hàng thương mại, cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính là các thỏa thuận dân sự và không bị giới hạn về vấn đề lãi suất. Bên cho vay sẽ căn cứ vào lịch sử trả nợ, hồ sơ tín dụng cá nhân để xác định uy tín và khả năng trả nợ của người đi vay, từ đó quyết định khung lãi suất.
Thông thường, mức lãi suất cho vay tại công ty tài chính dao động từ 20 – 35%/năm. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ khách hàng sẽ phải chịu lãi suất cao hơn nếu không chứng minh được khả năng trả nợ, có nguy cơ nợ xấu lớn, có “vết đen” tài chính - đã có nợ xấu trên CIC.
Điểm tín nhiệm càng cao thì lãi suất càng thấp, và ngược lại. Những khách hàng có điểm tín nhiệm thấp hay hồ sơ tín dụng xấu thì lãi suất vay vốn sẽ cao hơn. Thậm chí, công ty tài chính có thể quyết định không cho vay với những khách hàng có điểm tín nhiệm thấp ở một mức nhất định.
Do đó, duy trì lịch sử trả nợ đúng hạn và đầy đủ sẽ giúp người vay có cơ hội được hưởng những khoản vay tiếp theo với lãi suất thấp hơn hoặc dễ dàng được phê duyệt yêu cầu giãn nợ khi cần thiết.
Cân đối thời hạn vay và khả năng thanh toán
Trên thực tế, thời gian trả góp cũng chi phối rất nhiều đến mức lãi suất của khách hàng. Hầu hết các công ty tài chính đều cung cấp các khoản vay trả góp với mức lãi suất giao động trong khoảng từ 20 – 35% với thời gian trả góp linh hoạt từ 6 – 36 tháng. Tuy nhiên, người đi vay cần lưu ý rằng với cùng một khoản vay, thời gian vay càng dài đồng nghĩa với số tiền lãi mà khách hàng phải trả càng cao, tỷ lệ lãi suất trả trên vốn vay sẽ càng cao. Thời gian lý tưởng nhất cho một khoản vay được các chuyên gia khuyên lựa chọn là 18-24 tháng.
Ví dụ như với khoản vay 30.000.000 đồng, lãi suất hợp đồng là 35%, hai khách hàng với hai thời gian trả góp sẽ ảnh hưởng đến tổng lãi suất phải trả cũng như lãi suất thực tế trả:
Khách hàng A, trả gốc 1.000.000đ/tháng và trả góp trong 30 tháng, thì lãi suất thực tế lên đến 45%
Dư nợ gốc
Tiền gốc
Tiền lãi
Tổng trả
Tháng 1
30,000,000
1,000,000
875,000
1,875,000
Tháng 2
29,000,000
1,000,000
845,833
1,845,833
Tháng 3
28,000,000
1,000,000
816,667
1,816,667
…
Tháng 27
4,000,000
1,000,000
116,667
1,116,667
Tháng 28
3,000,000
1,000,000
87,500
1,087,500
Tháng 29
2,000,000
1,000,000
58,333
1,058,333
Tháng 30
1,000,000
1,000,000
29,167
1,029,167
Tổng cộng
30,000,000
13,562,500
Lãi suất thực tế
45%
Khách hàng B, trả gốc hơn 1.600.000đ/tháng và trả góp trong vòng 18 tháng, thì lãi suất thực tế chỉ 28%
Dư nợ gốc
Tiền gốc
Tiền lãi
Tổng trả
Tháng 1
30,000,000
1,666,667
875,000
2,541,667
Tháng 2
28,333,333
1,666,667
826,389
2,493,056
Tháng 3
26,666,667
1,666,667
777,778
2,444,444
…
Tháng 17
3,333,333
1,666,667
97,222
1,763,889
Tháng 18
1,666,667
1,666,667
48,611
1,715,278
Tổng cộng
30,000,000
8,312,500
38,312,500
Lãi suất thực tế
28%
Chính vì vậy, khách hàng nên cố gắng thanh toán hàng tháng với số tiền gốc nhiều hơn lãi để tránh tình trạng lãi vẫn cứ đóng đều đều nhưng tiền gốc thì chưa giảm được bao nhiêu, khiến người vay hiểu lầm, gây tâm lý chán nản trong quá trình trả nợ.
Khi quyết định vay tiêu dùng, có những lưu ý nhất định người đi vay cần làm rõ để có một kế hoạch trả nợ phù hợp:
Yêu cầu nhân viên tư vấn kỹ về mức lãi suất thỏa thuận trên hợp đồng.
Hiểu rõ cách tính lãi suất để lựa chọn phương thức trả nợ phù hợ
Lựa chọn thời gian vay hợp lý để không phải chịu mức lãi suất quá cao.
Cân nhắc khả năng trả nợ so với khoản vay, số tiền trả góp hàng tháng không nên vượt quá 40% thu nhập hàng tháng.
Xem chi tiết
7 lượt xem
Mẹo tài chính
09 tháng 9 2020
THỜI HẠN VAY ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT THỰC TRẢ
Nhiều người đi vay có cùng thắc mắc, sau khi tất toán khoản vay và tính lại thì lãi suất thực trả lại khác với lãi suất thỏa thuận mà không biết rằng có rất nhiều yết tố có thể ảnh hưởng đến lãi suất thực trả như thời gian trả nợ hay tiền gốc trả hàng tháng.
Trên thực tế, thời gian trả góp chi phối rất nhiều đến mức lãi suất của khách hàng. Hầu hết các công ty tài chính đều cung cấp các khoản vay trả góp với mức lãi suất giao động trong khoảng từ 20 – 35% với thời gian trả góp linh hoạt từ 6 – 36 tháng. Tuy nhiên, người đi vay cần lưu ý rằng với cùng một khoản vay, thời gian vay càng dài đồng nghĩa với số tiền lãi mà khách hàng phải trả càng cao, ảnh hưởng đến lãi suất thực trả cao hơn. Thời gian lý tưởng nhất cho một khoản vay được các chuyên gia khuyên lựa chọn đó chính là 18-24 tháng.
Lãi suất thỏa thuận và lãi suất thực trả
Sở dĩ có sự hiểu lầm như vậy là vì sự chênh lệch giữa lãi suất thỏa thuận và lãi suất thực trả cuối cùng của một khoản vay. Nếu lãi suất thỏa thuận là lãi suất trên dự nợ giảm dần được thể hiện trên hợp đồng vay thì lãi suất thực trả là lãi suất cuối cùng khi khách hàng lấy tổng lãi cuối kỳ chia cho khoản nợ gốc ban đầu.
Trong thực tế, rất ít người đi vay biết rằng lãi suất cuối cùng tính trên khoản vay sẽ phụ thuộc vào thời hạn thanh toán và tiền gốc trả hàng tháng mà họ lựa chọn.
Thời hạn khoản vay và số tiền trả gốc ảnh hưởng đến lãi suất thực trả
Một ví dụ đơn giản cùng 1 khoản vay tại FE CREDIT trị giá 30 triệu đồng cùng lãi suất thỏa thuận là 40%, 2 người với khả năng trả nợ khác nhau sẽ cho ra mức lãi suất thực trả khác nhau.
Khách hàng A, trả gốc 1.000.000đ/tháng nợ gốc và trả góp tới 30 tháng, lãi suất thực trả lên đến 52%
Dư nợ gốc
Tiền gốc
Tiền lãi
Tổng trả
Tháng 1
30,000,000
1,000,000
1,000,000
2,000,000
Tháng 2
29,000,000
1,000,000
966,667
1,966,667
Tháng 3
28,000,000
1,000,000
933,333
1,933,333
…
Tháng 27
4,000,000
1,000,000
133,333
1,133,333
Tháng 28
3,000,000
1,000,000
100,000
1,100,000
Tháng 29
2,000,000
1,000,000
66,667
1,066,667
Tháng 30
1,000,000
1,000,000
33,333
1,033,333
Tổng cộng
30,000,000
15,500,000
45,500,000
Lãi suất thực trả
52%
Khách hàng B, trả hơn 1.600.000đ/tháng nợ gốc, trả góp trong 18 tháng, lãi suất thực trả chỉ 32%
Dư nợ gốc
Tiền gốc
Tiền lãi
Tổng trả
Tháng 1
30,000,000
1,666,667
1,000,000
2,666,667
Tháng 2
28,333,333
1,666,667
944,444
2,611,111
Tháng 3
26,666,667
1,666,667
888,889
2,555,556
…
Tháng 17
3,333,333
1,666,667
111,111
1,777,778
Tháng 18
1,666,667
1,666,667
55,556
1,722,222
Tổng cộng
30,000,000
9,500,000
39,500,000
Lãi suất thực trả
32%
Ví dụ trên cũng giải thích cho sự hiểu lầm phổ biến ở một số cá nhân khi đi vay, thường lấy tổng khoản phải trả chia cho lãi suất mà quên mất thời hạn thanh toán càng dài thì số tiền họ trả càng lớn.
Vay ngắn hạn, lãi suất càng thấp
Ai cũng biết, nếu vay dài hạn, người đi vay sẽ chủ động hơn trong tài chính, vừa đảm bảo trả nợ, vừa có tiền trang trải cho các chi tiêu, sinh hoạt. Tuy nhiên, để có mức lãi suất tốt nhất và tránh những rủi ro trong thời gian thanh toán, người đi vay nên cân nhắc những yếu tố sau:
Chọn thời gian vay từ 18-24 tháng để không phải chịu mức lãi suất quá cao.
Cân đối thu nhập hàng tháng của mình, số tiền trả góp hàng tháng không nên vượt quá 40% thu nhập hàng tháng.
Cố gắng trả phần gốc bằng hoặc nhiều hơn lãi phải trả hàng tháng. Điều này sẽ giúp bạn tất toán sớm khoản vay mà tổng lãi phải trả sẽ thấp hơn.
Chủ động và lựa chọn phương thức vay phù hợp với hoàn cảnh bản thân và năng lực tài chính của mình là cách tốt nhất để có được lãi suất thấp khi đi vay tiêu dùng. Đặc biệt lưu ý đến việc lựa chọn thời hạn thanh toán ngắn thay vì kéo dài khoản vay, sẽ giúp đảm bảo khả năng tài chính cũng như không phải chịu áp lực trả nợ về lâu về dài.
Xem chi tiết
6 lượt xem
Mẹo tài chính
07 tháng 9 2020
LÃI SUẤT VAY TIÊU DÙNG CÓ QUÁ CAO?
Hoạt động cho vay tiêu dùng ngày nay đã trở thành phương thức khá quen thuộc với người dân tuy nhiên, những công ty tài chính chuyên cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng tín chấp vẫn vấp phải những định kiến trái chiều, đặc biệt là về lãi suất cho vay.
Bản chất nằm ở độ rủi ro
Bản chất sự so sánh giữa lãi suất cho vay tiêu dùng và lãi suất của ngân hàng đã là một sự khập khiễng. Đối tượng đi vay của các ngân hàng thương mại (NHTM) thường phải có tài sản đảm bảo hoặc chứng minh thu nhập. Trong khi các đối tượng khách hàng của các công ty này thu nhập thường bấp bênh, không có tài sản đảm bảo hay có chỉ số xếp hạng tín dụng thấp dẫn đến rủi ro đối với bên cho vay lớn hơn nhiều. Mà trong lĩnh vực tài chính, mức lãi suất luôn tỉ lệ thuận với mức độ rủi ro, giải thích cho việc tại sao các công ty tài chính thường có lãi suất cao hơn vay ngân hàng.
Ngay cả NHTM khi họ cho vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng tức vay không có tài sản thế chấp thì khung lãi suất cũng khá cao 18-38%/năm, dù cho khách hàng thẻ tín dụng của các NHTM vẫn phải cung cấp giấy tờ và chứng minh khả năng tài chính theo chuẩn của ngân hàng chứ không dễ dàng như khoản vay tại công ty tài chính.
Trên thực tế, mức lãi suất cho vay tiêu dùng của Việt Nam so với thế giới đang nằm ở mức trung bình (20-50%). Trong khi đó, lãi suất cho vay tiêu dùng ở Ấn Độ khoảng 12-48%/năm, tại Brazil 30-70%, tại Mỹ chỉ khoảng 8-36%/năm, Trung Quốc áp dụng từ 10-40%/năm.
Thứ ba, giá trị của khoản vay nhỏ lẻ, kỳ hạn vay ngắn (18-24 tháng) dẫn đến các chi phí thẩm định, chi phí đòi nợ, chi phí quản lý khoản vay, chi phí phục vụ cao hơn bình thường. Như vậy, với những chi phí mà công ty phải bỏ ra cho một khoản vay tiêu dùng tín chấp, thì áp dụng khung lãi suất như hiện tại là điều không khó hiểu.
Lãi suất của các công ty tài chính có vi phạm pháp luật?
Ngân hàng Nhà nước chỉ quyết định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu; phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
Các công ty tài chính hoạt động dưới sự quản lý và kiểm soát của pháp luật nhà nước, chính vì vậy các mức lãi suất đều được công khai minh bạch và quy định rõ ràng theo khung pháp lý đã được quy định. Hiện lãi suất cho vay tài chính tiêu dùng dao động ở một dải rất rộng tùy vào đối tượng khách hàng, tùy từng sản phẩm vay. Theo khảo sát, phần lớn khách hàng đang vay ở mức lãi suất trên 30%/năm, chỉ số ít đang phải chịu mức lãi suất cao hơn do hồ sơ cho vay quá yếu, khả năng trả nợ thấp và lịch sử trả nợ xấu.
Người đi vay hãy tự bảo vệ mình
Không một công ty tài chính nào có thể tự đặt ra mức lãi suất quá khác biệt so với thị trường, đồng thời cũng không thể ép buộc khách hàng phải vay vốn. Thậm chí, nếu áp trần lãi suất không phù hợp với quy luật khách quan của thị trường thì chỉ dẫn đến tình trạng lách luật hay vi phạm tràn lan.
Nghĩa vụ quan trọng nhất, đồng thời cũng là khó khăn nhất của người vay là việc trả nợ gốc và lãi. Vì vậy, để tự bảo vệ mình, trước hết, người đi vay phải nắm rõ lãi suất sẽ phải trả là bao nhiêu, cả trong trường hợp trả đúng hạn và quá hạn. Và đặc biệt là phải tính tới khả năng trả nợ có bảo đảm không trước khi nhận định lãi suất đó là cao hay thấp.
Xem chi tiết
9 lượt xem
Mẹo tài chính
13 tháng 8 2020
HIỂU ĐÚNG VỀ CÁC LOẠI PHÍ & CÁCH TRÁNH PHÍ PHẠT KHI ĐI VAY
Mặc dù nhu cầu vay tiêu dùng những năm trở lại đây gia tăng đáng kể nhưng nhiều người đi vay vẫn mông lung không hiểu hết về các loại phí khi thanh toán hay tất toán khoản vay. Điều này đôi khi dẫn đến những bức xúc không được giải đáp thỏa đáng của người đi vay.
Không chỉ vay tiêu dùng tín chấp mà với bất kỳ hình thức vay nào khác cũng có các khoản phí phạt phát sinh nếu người đi vay vi phạm điều khoản hợp đồng như phí phạt trễ thanh toán hay phí tất toán sớm khoản vay. Hiểu đúng về các loại phí liên quan để có cách tránh các phí phạt sẽ giúp khách hàng đi vay với tâm thế an toàn và thấu đáo hơn.
Phí phạt trễ hạn
Phí trễ hạn phát sinh khi khách hàng không thanh toán đủ và đúng hạn theo lịch trả nợ đã ký kết, chi ph í này bắt đầu tính khi khách trễ hạn thanh toán từ 1 ngày trở lên. Các công ty tài chính luôn khuyến khích khách hàng thanh toán sớm trước kỳ hạn 3 – 5 ngày để tránh phát sinh những khoản phí không mong muốn. Do đó, các công ty tài chính vẫn luôn khuyến khích khách hàng của mình thường xuyên theo dõi lịch trả nợ và đặt lịch nhắc nhở để tuyệt đối không trễ hạn thanh toán.
Không để nợ quá hạn dù chỉ…1.000đ
Thông thường phí phạt trễ hạn thường đi kèm thêm lãi suất phạt trễ hạn. Trên cơ sở quy định tại Điều 466 của Bộ luật Dân sự năm 2015 “Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Theo đó, nếu người đi vay không thanh toán đầy đủ tổng số dư nợ cuối kỳ trước hoặc đúng ngày đến hạn thanh toán, tiền lãi sẽ được tính trên toàn bộ số dư nợ quá hạn cho đến khi toàn bộ số dư chưa thanh toán được thanh toán đầy đủ.
Nếu vô tình trễ hạn thanh toán 1-2 ngày, đôi khi các công ty tài chính cũng sẽ châm chước nếu vị phạm lần đầu. Bạn hãy gọi lên bộ phận CSKH để xin bỏ qua 1-2 lần với lý do chính đáng. Ngoài ra, khi bắt đầu khoản vay, người đi vay cũng nên hỏi rõ cách theo dõi lịch sử trả nợ và lịch thanh toán hàng tháng để tránh những vi phạm không đáng có. Việc thanh toán đúng hạn và đủ khoản nợ hàng tháng, không chỉ giúp bạn tránh được khoản phí phạt kha khá mà còn giúp nâng cao điểm tín nhiệm và lịch sử trả nợ của bạn, điều sẽ có ích rất nhiều khi bạn vay những khoản tiền lớn hơn sau này.
Việc nâng cấp các kênh tự phục vụ cũng như nâng cao nhận thức của khách hàng về trách nhiệm trả nợ là vấn đề mà hầu hết các tổ chức tài chính đều quan tâm. Ví dụ như với một khách hàng sở hữu khoản vay tại FE CREDIT, họ có đến hơn 2 phương thức tra cứu lịch sử trả nợ và thanh toán khoản vay hàng tháng như qua kênh Website, Zalo hay ứng dụng di động… chứ không cần phải gọi lên tổng đài như trước đây.
Trả nợ trước hạn bị tính phí phạt?
Đây là chi phí phát sinh khi khách hàng muốn trả nợ một phần hoặc toàn bộ khoản vay của mình khi khách hàng có thu nhập bất thường. Phí phạt này dao động từ 1-5% trên số tiền khách hàng muốn tất toán.
Việc thu phí trả trước hạn nhằm để bù đắp những chi phí trả lãi huy động vốn đã phát sinh khi khách hàng thanh toán nợ trước hạn. Tổ chức tài chính sẽ phải mất thời gian để giải ngân số tiền này cho khách hàng khác. Vấn đề thu phí trả nợ trước hạn là biện pháp cần thiết và phù hợp với thực tế kinh tế thị trường bởi vì khi các tổ chức tín dụng nói chung và các công ty tài chính nói riêng thực hiện hợp đồng vay vốn, buộc họ phải cân đối nguồn vốn huy động của mình cả về lãi suất và kỳ hạn để đáp ứng yêu cầu của khoản vay.
Để tránh những rắc rối có thể xảy ra, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng trước khi ký hợp đồng cần phải nghiên cứu các điều khoản trong đó đặc biệt lưu ý tới mức phí tất toán trước hạn, phí nợ quá hạn và phí thanh toán trễ.
Xem chi tiết
6 lượt xem
Mẹo tài chính
05 tháng 8 2020
BÍ QUYẾT TIẾT KIỆM THỜI GIAN VÀ TIỀN BẠC
Hầu hết chúng ta luôn tìm kiếm những cách để cắt giảm thời gian dành cho những việc lặt vặt mỗi ngày. Và một trong những cách mà các ngân hàng trực tuyến đã giúp giải phóng thời gian của chúng ta chính là sự ra đời của phương thức thanh toán hóa đơn tự động. Bạn có thể thiết lập một giao dịch chuyển tiền với thời gian định trước để thanh toán hóa đơn định kỳ.
Với gói thanh toán tự động, tất cả các hóa đơn hàng tháng của bạn, từ hóa đơn điện thoại đến các gói thanh toán, đều được tự động trừ vào thẻ tín dụng FE Credit của bạn. Điều này giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn khi biết rằng các hóa đơn sẽ được thanh toán đúng hạn và đầy đủ mỗi tháng. Tuy nhiên, thanh toán tự động cũng sẽ có những mặt hạn chế nhất định. Bạn hãy xem xét kỹ lưỡng những mặt ưu và nhược điểm sau đây về phương thức thanh toán này để đưa ra quyết định đúng đắn bạn nhé!
Phương thức thanh toán tự động hoạt động như thế nào?
Khi các khoản thanh toán được thiết lập, tiền sẽ được lấy từ tài khoản của bạn tại thời điểm đã lên lịch từ trước. Các loại chi phí có thể thiết đặt thanh toán tự động bao gồm các khoản vay tự động và thế chấp, dư nợ thẻ tín dụng và bất kỳ hóa đơn nào khác được yêu cầu thanh toán định kỳ, chẳng hạn như hóa đơn tiền điện, tiền nước, cước phí viễn thông,…
Ưu điểm của thanh toán tự động
Thanh toán hóa đơn tự động mang đến cho bạn những ưu điểm vô cùng tiện lợi sau:
Việc không phải in hoá đơn giấy với mỗi lần giao dịch sẽ giúp chúng ta có thể bảo vệ môi trường tốt hơn. Khi bạn đăng ký thanh toán hóa đơn tự động, thay vì nhận hoá đơn giấy bạn có thể được gửi thư thanh toán điện tử, điều này làm giảm lượng khí thải carbon của bạn. Theo kết quả thẩm định của Cơ quan bảo vệ môi trường EPA, thì mỗi gia đình sử dụng phương thức giao dịch bằng hóa đơn điện tử hàng năm còn tránh được việc triệt hạ 0,09 mét vuông rừng, và 238 lít nước thải ra môi trường cùng với 17 lít xăng dùng cho việc vận chuyển thư.
Vì vậy đây quả là một cách để chung tay bảo vệ môi trường hiệu nghiệm phải không nào?
Tiết kiệm kha khá thời gian cho bạn: Sẽ không còn phải đầu bù tóc rối mỗi ngày đến hạn thanh toán, sẽ không phải chạy đôn chạy đáo đến những điểm giao dịch để thanh toán các loại hoá đơn, sẽ không phải thấp thỏm lo sợ trễ hạn thanh toán nữa. Với việc cài đặt lịch thanh toán tự động giúp bạn không cần phải dành thời gian quá nhiều vào việc theo dõi lịch hẹn thanh toán nữa. Mọi thứ đã được thiết lập tự động, quá tiện lợi phải không nào?
Ngày đáo hạn trở nên “dễ thở” hơn: Khi thiết đặt lịch hẹn thanh toán bạn hoàn toàn có quyền chọn lựa ngày thanh toán cho từng loại hoá đơn khác nhau. Điều này có nghĩa là bạn có thể đảm bảo ngày đáo hạn được thực hiện sau khi bạn có lương, nó sẽ giảm mọi căng thẳng về việc thiếu hụt tài chính và giúp bạn phân bổ và quản lý hóa đơn dễ dàng hơn.
Bạn có thể tránh phí phạt trễ hạn: Khi bạn thiết lập thanh toán tự động, chúng sẽ diễn ra theo lịch trình được sắp xếp sẵn. Bạn sẽ không còn lo thanh toán của bạn bị trễ hạn nữa.
Thanh toán tự động giúp cuộc sống của bạn tiện lợi hơn (Ảnh: ST)
Và chắc chắn một điều rằng sự tiện lợi của việc tất cả các hóa đơn được thanh toán tự động sẽ nhiều hơn các rủi ro mà nó mang lại. Nhưng bạn cần tuân thủ một số quy tắc nhất định để tránh rắc rối với việc thanh toán hóa đơn tự động. Tiêu biểu như việc bạn chỉ cài đặt và quên đi việc theo dõi tiến trình thanh toán các hoá đơn này. Nếu chẳng may sự cố xảy ra và hệ thống không chuyển tiền đi kịp thì bạn phải liên hệ cho đơn vị thu tiền để nhận được sự hỗ trợ ngay. Thêm vào đó, thói quen tài chính tốt luôn bắt đầu từ nhận thức về việc trả nợ và thời gian cần phải trả.
Khi tất cả mọi thứ xung quanh cuộc sống của chúng ta đang dần chuyển dịch sang xu hướng tự động hoá và kỹ thuật số thì việc thanh toán hoá đơn cũng không nằm ngoại lệ. Giảm bớt gánh nặng cho việc ghi nhớ các khoản thanh toán và thay vào đó chọn lựa thanh toán tự động là điều mà bạn hoàn toàn có thể cân nhắc trong cuộc sống bộn bề với quá nhiều điều phải quan tâm như hiện nay đúng không nào?
Hãy tải ngay ứng dụng FE CREDIT Mobile để thiết lập thanh toán tự động các hoá đơn để giành quỹ thời gian quý báu của bạn vào việc quan tâm bản thân và tận hưởng cuộc sống thôi nào.
Xem chi tiết
5 lượt xem
Mẹo tài chính
05 tháng 8 2020
NGOẠI NGỮ - CHÌA KHÓA MỞ CÁNH CỬA TƯƠNG LAI
Ông bà ta thường hay nói rằng sẽ không bao giờ là quá muộn để học một cái gì mới. Và với thời buổi toàn cầu hoá như ngày nay, việc học một kỹ năng mới hay một ngôn ngữ thứ hai sẽ giúp gia tăng ưu thế cạnh tranh của bạn. Nó không những giúp bạn cải thiện sự tự tin và còn phát triển sư nghiệp của bạn. Bạn vẫn còn đang nghi hoặc về điều này? Hãy cùng tìm hiểu xem vì sao ngoại ngữ lại đóng vai trò quan trọng như vậy nhé!
Học ngoại ngữ giúp bạn mở ra cơ hội việc làm mới:
Ngày nay các công ty đa quốc gia đặt tại Việt Nam luôn có xu hướng tìm kiếm những nhân sự không những giỏi chuyên môn mà bên cạnh đó phải có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Những công việc làm thêm như dịch thuật, tiếp tân, hướng dẫn viên, bán hàng ở các thành phố hội nhập, giao thương với nước ngoài nhiều luôn cần đến một ứng viên có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ quốc tế.
Thực tế cho thấy rằng có nhiều vị trí công việc không cần đến quá nhiều kỹ năng chuyên môn của bạn mà chỉ cần bạn biết giao tiếp bằng ngoại ngữ là đã có thể được nhận rồi. Vậy tại sao bạn vẫn còn chưa sở hữu cho mình vốn kỹ năng quan trọng này?
Học ngoại ngữ giúp bạn nâng cao hiệu quả công việc (Ảnh: ST)
Học ngoại ngữ giúp bạn nâng cao thu nhập:
Với mức lương khi bạn tham gia tuyển dụng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và của ứng viên và nhu cầu của nhà tuyển dụng, nhưng biết ngoại ngữ sẽ là ưu thế giúp bạn có cơ hội đạt được mức lương cao hơn khi đàm phán.
Bên cạnh đó, nhiều công việc khi bạn biết ngoại ngữ sẽ nhận được thêm tiền “tips” đến từ khách hàng nước ngoài như: phục vụ bàn tại nhà hàng, tiếp tân tại khách sạn hay đôi khi chỉ là tài xế lái xe nếu như bạn nhiệt tình chỉ dẫn và giao tiếp với khách bằng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu cũng giúp bạn nhận thêm một khoản tiền “boa” hậu hĩnh vì những thông tin hữu ích mà bạn cung cấp cho họ đấy!
Học ngoại ngữ giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt hơn:
Không có điều gì kết nối mạnh mẽ con người với nhau thông qua việc giao tiếp. Thành thạo ngôn ngữ thứ hai hoặc thứ ba cho phép bạn dễ dàng tiếp cận với mọi người đến từ nhiều nền văn hóa khác biệt. Đặc biệt, trong môi trường làm việc, việc có thể giao tiếp ngoại ngữ với những người đồng nghiệp, cấp trên hoặc khách hàng đến từ quốc gia khác sẽ giúp bạn nâng cao kết nối, tạo niềm tin ở họ nhiều hơn. Qua đó có thể dẫn đến doanh số cao hơn, dịch vụ tốt hơn và tương tác mạnh mẽ hơn với các đồng nghiệp.
Và đặc biệt, khi đồng nghiệp và cấp trên hiểu bạn hơn họ sẽ tín nhiệm bạn hơn và cho bạn có cơ hội được tiếp cận những vị trí thăng tiến cao hơn trong công việc. Điều này vô cùng có lợi cho tương lai sự nghiệp của bạn phải không nào?
Có ngoại ngữ giúp bạn tự tin giao tiếp với người nước ngoài hơn (Ảnh: ST)
Học ngoại ngữ giúp bạn tiếp cận với kho tri thức nhân loại:
Tri thức nhân loại vô cùng mênh mông và vô tận, nhưng sẽ khó tiếp cận nếu như bạn kém ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Bởi vì có nhiều kiến thức không chỉ nằm ở sách báo trong nước mà còn rộng hơn ở trên toàn thế giới. Không bao giờ là thừa nếu như bạn có một kiến thức rộng. Người khác sẽ cảm thấy thú vị hơn khi giao tiếp với bạn. Đồng thời bạn cũng có thể cải thiện năng lực chuyên môn thông qua việc tham khảo những kiến thức trên sách báo nước ngoài.
Bên cạnh đó bạn có thể bắt kịp những xu hướng mới thông qua sách báo nước ngoài. Thử nghĩ một vị khách du lịch tình cờ giao tiếp với bạn khi bạn phục vụ họ và bất ngờ thay là bạn có thể am tường tình hình thế giới hoặc xu hướng mới lạ đến từ quốc gia của họ. Việc này không những giúp bạn có thể nhận được them một khoản tiền “típ” mà đôi khi họ còn có thể đánh giá bạn cho người quản lý hay sếp của bạn. Thật là một kênh đánh giá năng lực của bạn hiệu quả phải không nào?
Vật bao giờ nên học ngoại ngữ?
Không bao giờ là muộn và cũng không bao giờ là sớm. Cho đến cuối đời bạn vẫn chưa thể tự tin rằng mình thực sự giỏi một ngôn ngữ nào đó, ngay cả đó là ngôn ngữ mẹ đẻ! Bởi học ngôn ngữ là một sự tiếp nối, cập nhật không ngừng nghỉ theo thời thế. Chính vì vậy bạn chỉ cần học để đủ tự tin giao tiếp là được, không cần phải đợi cho đến khi quá thành thạo nó đâu.
Và hơn bao giờ hết, đây là thời điểm thích hợp nhất để bổ sung kỹ năng và ngoại ngữ cho mình vì Bộ Lao động đang nhắm mục tiêu tạo việc làm cho 1,5 triệu lao động, với hàng trăm ngàn việc làm sẽ được tạo ra trong năm nay. Đặc biệt, nếu bạn muốn có cơ hội hợp tác với các công ty và tập đoàn nước ngoài. Nó giúp cho bạncó được những kỹ năng về xã hội và công nghệ phù hợp để có thể cạnh tranh trong thị trường việc làm ngày nay.
Không có con đường nào dẫn đến thành công nhanh hơn bằng việc đầu tư vào giáo dục. Mọi khó khăn về tài chính đã có FE CREDIT hỗ trợ, hãy tải ngay ứng dụng FE CREDIT Mobile để có thể thanh toán các khoá học trực tuyến vô cùng tiện lợi và nhanh chóng nhé! Đặc biệt với hạn mức thanh toán tới 60 triệu đồng, việc trang trải gánh nặng về tài chính trong quá trình học tập đối với người lao động đã không còn là vấn đề quá lớn nữa. Việc của bạn đó chính là đăng ký và sở hữu ngay cho mình một chiếc thẻ tín dụng của FE CREDIT ngay thôi nào. Thông tin chi tiết xem tại đây.
Hãy để FE CREDIT đồng hành trên chặng đường cùng bạn xây dựng sự nghiệp nhé!
Xem chi tiết
6 lượt xem