BẢO MẬT THÔNG TIN CÁ NHÂN ĐỂ TRÁNH BỊ LỪA ĐẢO VAY TIÊU DÙNG

26/11/2020 07:29:12
7 lượt xem

Vay tiêu dùng dường như là cách nhiều người tìm đến nhất khi có nhu cầu chi tiêu, đặc biệt là mua sắm. Tuy nhiên, không ít khách hàng đứng tên vay hộ người thân, thậm chí vô tư cho mượn giấy tờ tùy thân để vay tiêu dùng.

Cho mượn giấy tờ - “bỗng dưng” nhận nợ

Trường hợp của anh N.T. Đạt (Sóc Sơn - Hà Nội) là một  điển hình. Anh Đạt kể, cuối năm ngoái, gia đình chị gái anh vì muốn đầu tư kinh doanh thời vụ dịp Tết nên có sử dụng giấy tờ của mình để vay mượn tại một số công ty tài chính (CTTC). Do số tiền vay mượn và vốn tự có vẫn chưa đủ nên nhờ anh Đạt đứng tên vay hộ (dùng chứng minh thư của anh Đạt - PV) để vay thêm một 30 triệu đồng của một CTTC đóng trên địa bàn.

Tuy nhiên, quá trình kinh doanh không như kỳ vọng, lại thêm nhiều khoản vay tiêu dùng cùng một lúc nên gia đình người thân của anh Đạt không thể trả nợ đúng hạn. Thay vì đòi nợ “người sử dụng khoản vay” là người thân của anh Đạt, nhân viên của CTTC này tìm đến anh Đạt để nhắc nợ, đòi nợ bởi lý do người đứng tên khoản nợ chính là người phải chịu trách nhiệm với khoản nợ. Điều này khiến anh Đạt rất bức xúc.

“Với mức thu nhập công nhân của tôi nếu đứng ra trả khoản nợ 'trên trời rơi xuống' thì coi như chẳng còn tiền chi tiêu. Nhưng nếu không trả lại bị người ta nhắc nợ, đòi nợ. Thậm chí, còn bị kiện ra tòa nếu cố tình không trả nợ. Tiến thoái lưỡng nan, thực sự bây giờ tôi không biết phải làm thế nào?”, anh Đạt buồn bã nói.Dù không phải là người thân trong gia đình, song chị L. T. Thủy (Vũ Thư, Thái Bình), vì tin tưởng bạn bè lâu năm nên đã cho mượn chứng minh thư với lý do vay mua laptop. Tuy nhiên, khi người bạn trả nợ không đúng hạn thì người bị gọi nhắc nợ lại là chị.

Không phải ngoại lệ, những trường hợp như câu chuyện của chị Thủy và anh Đạt phổ biến đến mức, chỉ cần lướt nhanh trên các website tư vấn pháp luật của các công ty luật có thể thấy rất nhiều trường hợp rơi vào hoàn cảnh tương tự và phải tìm đến luật sư để nhờ tư vấn.

Bảo mật thông tin cá nhân

Thừa nhận rằng vấn đề mượn giấy tờ tùy thân để đăng ký khoản vay tiêu dùng là vấn đề phổ biến hiện nay, song theo Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty luật Minh Bạch, pháp luật không quy định chế tài đối với những trường hợp này.

Tuy nhiên, phải lưu ý rằng, dù đây không phải hình thức vi phạm pháp luật nhưng trách nhiệm đối với khoản vay vẫn thuộc về người đứng tên khoản vay. Theo vị luật sư này, nếu trong trường hợp người mượn giấy tờ để vay tiêu dùng không có khả năng trả nợ hay cố tình không trả nợ, chiếm đoạt tài sản của bên cho vay thì trách nhiệm dân sự và thậm chí là trách nhiệm hình sự đều “đổ lên đầu” người đứng tên khoản vay.

“Chúng ta phải xác định cho mượn giấy tờ tùy thân thì cũng có nghĩa rằng chúng ta đang dùng chính danh tính của mình để đứng tên trên các hợp đồng giao dịch với bên cho vay, và chịu toàn bộ trách nhiệm với khoản vay. Vì vậy, tuyệt đối không nên cho mượn giấy tờ tùy thân khi không rõ mục đích hoặc thực hiện những việc mà bản thân mình không trực tiếp làm, tránh rủi ro pháp lý”, luật sư Trần Tuấn Anh cảnh báo.

Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia tài chính - ngân hàng, khẳng định, việc cho mượn giấy tờ tùy thân để vay tiêu dùng không phạm luật nhưng rất nguy hiểm và đầy rủi ro.

“Nếu như người ta mượn giấy tờ của mình rồi đi vay bạt mạng thì lúc đó có phải là bỗng dưng mình bị mắc nợ. Việc này còn gây ra mâu thuẫn giữa bên cho vay và người đi vay như đòi nợ nhầm đối tượng, không thu hồi được công nợ. Thậm chí, cho bạn bè, người thân mượn rồi họ làm lộ thông tin cá nhân của mình cho đối tượng lừa đảo, bán đi hoặc làm mất giấy tờ thì lúc đó tên tuổi của mình ai sẽ chịu trách nhiệm?”, TS. Cấn Văn Lực nêu dẫn chứng và đặt câu hỏi.

Chưa kể, trường hợp khoản vay quá hạn không thanh toán và trở thành nợ xấu thì dư nợ sẽ được cập nhật lên hệ thống Trung tâm thông tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước. Khi đó, những người cho mượn giấy tờ cá nhân sẽ không thể vay được các gói tín dụng khác do vướng “vết đen” nợ xấu.

Cũng phải nói thêm rằng, thời gian qua, lợi dụng chính sách thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay tiêu dùng của các CTTC khi chỉ yêu cầu khách hàng xuất trình giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, giấy phép lái xe,... là được cho vay số tiền lên tới cả chục triệu đồng, nhiều kẻ gian đã tìm mua giấy tờ tùy thân hoặc tìm cách lừa đảo “moi” thông tin cá nhân của người khác để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Chính vì vậy, việc bảo mật thông tin cá nhân nói chung và đi vay tiêu dùng nói riêng cần được nhìn nhận một cách đúng mức, để bảo vệ chính mình trước những phiền toái có thể xảy ra.

Riêng đối với những đơn vị cấp tín dụng là các CTTC, trong tất cả những hoàn cảnh kể trên, đều phải gánh chịu những tổn thất, ảnh hưởng lớn bởi xét cho cùng, dù cho lỗi phát sinh đến từ phía khách hàng thì phía đơn vị cấp tín dụng phải chấp nhận rủi ro.

“Người tiêu dùng phải cẩn trọng với giấy tờ tùy thân, không nên cho người thân, bạn bè mượn giấy tờ tùy thân không rõ mục đích và không kiểm soát tránh gây hiểu lầm giữa người vay và doanh nghiệp trong việc bảo mật thông tin.

Nếu người tiêu dùng bị mất giấy tờ thì cần phải trình báo cơ quan chức năng và thông báo cho các tổ chức tín dụng mà người tiêu dùng có quan hệ tín dụng biết để ngăn ngừa rủi ro bị lợi dụng.

Người tiêu dùng không nên trao đổi, ký gửi giấy tờ tùy thân qua các ứng dụng điện tử như Facebook, Messenger, Zalo,... hoặc khai báo các thông tin cá nhân trên các trang website không chính thống”, ông Nguyễn Thành Phúc, Phó Tổng Giám đốc FE Credit khuyến cáo.

#FECREDIT #CôngTyTàiChínhUyTín
--------
Theo dõi tin tức và cập nhật thông tin mới nhất về FE CREDIT tại:
👉Facebook: www.facebook.com/FECREDIT.VN/
--------

Nguồn bài viết

Hoài Nam - VietnamNet

https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/bao-mat-thong-tin-de-tranh-khoan-no-tren-troi-roi-xuong

có thể bạn quan tâm

Các tin liên quan

BÍ QUYẾT “VÀNG” KHI MUA SẮM ONLINE - PHẦN 3

PHẦN 3: RỦI RO KHI KHÔNG BẢO VỆ MÃ BẢO MẬT (MÃ OTP) Ở kỳ trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu cách bảo vệ thông tin thẻ tín dụng. Bạn có thể tham khảo lại nội dung Phần 2 tại đây. Trong bài viết kỳ này, FE CREDIT sẽ giải đáp thắc mắc về mã OTP, tầm quan trọng và cách bảo vệ mã này trước các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng. Các hình thức lừa đảo phổ biến qua mã OTP OTP (One-Time Password) là mã bảo mật dùng một lần, thường được gửi qua tin nhắn văn bản (SMS), email hoặc ứng dụng để xác thực giao dịch tài chính, thanh toán online, đăng nhập tài khoản hoặc thay đổi thông tin cá nhân. Mã này có thời hạn ngắn và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đúng người dùng, tránh việc bị đánh cắp tài khoản ngay cả khi đã lộ tên đăng nhập và mật khẩu. Chính vì tầm quan trọng đó nên hiện nay kẻ gian thường sử dụng những phương thức tinh vi để đánh cắp mã OTP, điển hình là: Tấn công qua đường dẫn giả mạo: Email hoặc tin nhắn chứa link lừa đảo dẫn đến website không chính thống, nhằm thu thập thông tin đăng nhập và mã OTP. Bạn có thể tham khảo dấu hiệu nhận biết các trang web giả mạo trong Phần 1 tại đây. Giả mạo danh tính: Kẻ gian đóng giả nhân viên ngân hàng, công ty tài chính, cơ quan chức năng hoặc thậm chí người thân, bạn bè. Các đối tượng này yêu cầu cung cấp mã OTP với lý do như “xác minh tài khoản”, “hủy giao dịch”, “nhận thưởng”, hoặc “giải quyết công việc cá nhân”. Trong mọi trường hợp, người tiêu dùng tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho người khác, đặc biệt là qua các cuộc gọi, tin nhắn, bất kể nội dung thông tin có vẻ thuyết phục đến đâu. Làm thế nào để bảo vệ mã OTP? FE CREDIT khuyến nghị người tiêu dùng cẩn trọng, tuân thủ các nguyên tắc “vàng” sau nhằm bảo vệ mã OTP và an toàn khi sử dụng thẻ tín dụng: Không bao giờ cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai, trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu có người yêu cầu mã OTP thì đó là hành vi lừa đảo! Ngân hàng/tổ chức tài chính không bao giờ yêu cầu mã OTP từ chủ thẻ tín dụng. Xác minh nguồn gốc liên hệ: Luôn kiểm tra danh tính người gọi, nhắn tin hoặc email khi trao đổi các vấn đề liên quan đến tài chính. Không truy cập đường dẫn (link) lạ: Tránh nhập thông tin cá nhân, thẻ tín dụng và mã OTP trên các website hoặc ứng dụng không đáng tin cậy. Không chia sẻ thông tin tài khoản hoặc mật khẩu của bạn với bất kỳ ai, kể cả cho ngân hàng hoặc đơn vị phát hành thẻ. Không bao giờ mở tài liệu đính kèm hoặc nhấp vào liên kết trong email, tin nhắn SMS từ nguồn gửi lạ không xác định. Bảo vệ thiết bị bằng cách cập nhật phần mềm và ứng dụng thường xuyên, sử dụng phần mềm diệt virus và không sử dụng các mạng Wifi công cộng không an toàn. Thường xuyên theo dõi tài khoản thẻ tín dụng và liên hệ với ngân hàng/đơn vị phát hành thẻ ngay lập tức nếu phát hiện bất kỳ hoạt động giao dịch lạ hay bất thường nào. Trong quá trình sử dụng thẻ, nếu cần hỗ trợ, chủ thẻ tín dụng có thể liên hệ Trung tâm Dịch vụ Khách hàng của FE CREDIT để được tư vấn kịp thời và nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho tài chính và thông tin cá nhân. Xem lại phần 01: CẢNH GIÁC VỚI WEBSITE GIẢ MẠO Xem lại phần 02: BẢO VỆ THÔNG TIN THẺ TÍN DỤNG TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG Chat trên Zalo chính thức của FE CREDIT: https://zalo.me/fecredit Chat trên FE ONLINE 2.0: https://bit.ly/UDFEOL2 Gửi Email về dichvukhachhang@fecredit.com.vn Liên hệ tổng đài hỗ trợ Sản phẩm vay: 1900 6535 hoặc tổng đài hỗ trợ Thẻ tín dụng: 1900 6939
Xem chi tiết
25 lượt xem

BÍ QUYẾT “VÀNG” KHI MUA SẮM ONLINE - PHẦN 2

PHẦN 2: BẢO VỆ THÔNG TIN THẺ TÍN DỤNG Trong phần 1 của chuỗi bài viết “Bí quyết vàng khi mua sắm online”, các rủi ro tiềm ẩn khi giao dịch trên website giả mạo đã được phân tích chi tiết (xem tại đây), góp phần giúp người tiêu dùng nâng cao cảnh giác, ưu tiên các biện pháp bảo mật thông tin cá nhân khi thực hiện các giao dịch mua sắm online. Ở nội dung phần 2, người tiêu dùng sẽ được tiếp cận các bí quyết để nhận diện thông tin thẻ tín dụng quan trọng cần bảo mật cùng các biện pháp phòng tránh lừa đảo trực tuyến. Hãy cùng khám phá các nội dung hữu ích ngay sau đây để mua sắm an toàn và tận hưởng trọn vẹn ưu đãi từ thẻ tín dụng của FE CREDIT: Những thông tin quan trọng cần bảo mật của thẻ tín dụng Thẻ tín dụng chứa các thông tin đặc biệt quan trọng mà người tiêu dùng cần bảo vệ: Số thẻ: Dãy số 16 chữ số, là “chìa khóa” để thực hiện giao dịch. Ngày hết hạn: Thời hạn sử dụng thẻ, thường được yêu cầu cung cấp khi thanh toán trực tuyến. Họ tên chủ thẻ: Thường được in trên mặt trước của thẻ, đóng vai trò xác thực chủ sở hữu. CVC/CVV: Là cụm từ viết tắt của Card Verification Code/Card Verification Value. Đây là mã bảo mật 3 chữ số in ở mặt sau thẻ, dùng để xác minh giao dịch. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng thường sẽ yêu cầu chủ thẻ sử dụng miếng dán tem vỡ để che số CVC/ CVV, đảm bảo bảo mật cho thẻ của khách hàng. Mã OTP: Mã xác thực một lần thường được gửi qua SMS, ứng dụng OTP, thiết bị Token, email hoặc cuộc gọi, là lớp bảo mật cuối cùng cho các giao dịch online. Hiện tại, FE CREDIT chỉ thực hiện gửi mã OTP qua hình thức SMS. Thẻ tín dụng chứa các thông tin đặc biệt nhạy cảm mà bạn cần bảo vệ Rủi ro và hậu quả khi lộ thông tin thẻ tín dụng Trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng, người tiêu dùng có thể gặp phải nhiều tình huống tiềm ẩn nguy cơ lộ thông tin thẻ mà không hay biết. Việc lộ thông tin thẻ tín dụng sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng như: Kẻ gian có thể sử dụng thông tin thẻ để đăng ký các dịch vụ trả phí hoặc thậm chí đăng ký các khoản vay/cấp tín dụng giả mạo. Kẻ gian có thể sử dụng thông tin thẻ để thực hiện các giao dịch mua hàng với số tiền lớn, gây thiệt hại tài chính cho chủ thẻ. Khi các giao dịch gian lận không được phát hiện và xử lý kịp thời, khoản nợ phát sinh từ các giao dịch này có thể khiến chủ thẻ bị liệt vào danh sách nợ xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng, làm giảm khả năng vay vốn hoặc sử dụng các sản phẩm tài chính khác trong tương lai. Cách bảo vệ thông tin thẻ tín dụng FE CREDIT khuyến nghị một số giải pháp sau giúp chủ thẻ giảm nguy cơ lộ thông tin, đồng thời tăng cường độ an toàn khi sử dụng thẻ tín dụng: Khóa thẻ ngay khi mất thẻ hoặc nghi ngờ bị lộ thông tin thẻ: Thường xuyên theo dõi lịch sử giao dịch/bật thông báo giao dịch thẻ. Kiểm tra chi tiết các giao dịch để phát hiện hoạt động bất thường. Nếu người dùng bị mất thẻ hoặc có nghi ngờ, cần khóa thẻ ngay lập tức và báo cho tổ chức phát hành thẻ. + Hướng dẫn khóa thẻ tín dụng FE CREDIT xem tại https://fecredit.com.vn/cach-khoa-the-tin-dung-khan-cap-khi-phat-hien-rui-ro/ + Hướng dẫn kiểm tra giao dịch thẻ tín dụng FE CREDIT xem tại https://bit.ly/QuanLyTheTinDungTrenFEOL Lựa chọn điểm giao dịch ATM an toàn: Ưu tiên sử dụng các trụ ATM đặt tại những khu vực có hệ thống giám sát như ngân hàng, trung tâm thương mại, hoặc các địa điểm đông người. Trước khi thực hiện giao dịch, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường như thiết bị lạ gắn trên khe đọc thẻ, bàn phím lỏng lẻo, hoặc có camera ẩn, hãy ngừng giao dịch và báo ngay cho đơn vị quản lý trụ ATM. Không chia sẻ thông tin thẻ tín dụng dưới bất kỳ hình thức nào: + Không đăng tải hình ảnh thẻ tín dụng trên mạng xã hội, kể cả trong các hội nhóm hoặc trang cá nhân. + Không đưa thẻ tín dụng cho người khác sử dụng mà không có sự giám sát của chính chủ thẻ. Ví dụ: khi thanh toán ở nhà hàng, siêu thị…, người tiêu dùng thường có xu hướng giao thẻ cho nhân viên để thanh toán hoá đơn mà thiếu sự giám sát, dẫn đến rủi ro thông tin thẻ bị sao chép, phục vụ cho các hành vi phạm pháp. + Không cung cấp chi tiết thông tin thẻ tín dụng cho người khác kể cả nhân viên ngân hàng, công ty tài chính,... hoặc người thân, bạn bè. + Đặc biệt, người tiêu dùng không được tiết lộ mã OTP dù trong bất cứ tình huống nào. Để tránh các rủi ro không đáng có, chủ thẻ tín dụng cần bảo mật thông tin thẻ tín dụng và thực hiện các biện pháp bảo vệ tối ưu. Trong quá trình sử dụng thẻ, nếu cần hỗ trợ, chủ thẻ tín dụng có thể liên hệ Trung tâm Dịch vụ Khách hàng của FE CREDIT để được tư vấn kịp thời và nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho tài chính và thông tin cá nhân. Đón đọc kỳ tới: Phần 03: RỦI RO KHI KHÔNG BẢO VỆ MÃ BẢO MẬT (MÃ OTP) TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG Chat trên Zalo chính thức của FE CREDIT: https://zalo.me/fecredit Chat trên FE ONLINE 2.0: https://bit.ly/UDFEOL2 Gửi Email về dichvukhachhang@fecredit.com.vn Liên hệ tổng đài hỗ trợ Sản phẩm Vay: 1900 6535 hoặc tổng đài hỗ trợ Thẻ tín dụng: 1900 6939
Xem chi tiết
23 lượt xem

BÍ QUYẾT “VÀNG” KHI MUA SẮM ONLINE - PHẦN 1

PHẦN 1: CẢNH GIÁC VỚI WEBSITE GIẢ MẠO Với sự phát triển của thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến bằng thẻ tín dụng ngày càng phổ biến nhờ sự tiện lợi và nhanh chóng. Dịp cuối năm cũng là thời điểm nhu cầu mua sắm tăng vọt, các nhãn hàng đồng loạt tung ra ưu đãi hấp dẫn. Do đó, sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm online không chỉ mang lại sự tiện lợi mà còn nhiều lợi ích vượt trội như: - Thanh toán nhanh chóng: Dễ dàng hoàn thành giao dịch chỉ với vài thao tác đơn giản, không cần sử dụng tiền mặt. - Ưu đãi hoàn tiền, tích điểm: Nhiều ngân hàng và công ty tài chính mang đến các chương trình ưu đãi hoàn tiền, tích điểm đổi quà hấp dẫn. - Trả góp 0%: Nhiều sản phẩm tiêu dùng được hỗ trợ trả góp chỉ với lãi suất từ 0%, qua đó giúp người tiêu dùng dễ dàng quản lý, cân đối tài chính khi sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng. - Ưu đãi độc quyền: Các chương trình giảm giá, quà tặng từ các thương hiệu nổi tiếng có liên kết. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng đối mặt với nhiều nguy cơ từ các chiêu trò lừa đảo trên không gian mạng. Hãy cùng FE CREDIT tìm hiểu về các rủi ro phổ biến và các biện pháp phòng tránh trong chuỗi bài viết “BÍ QUYẾT ‘VÀNG’ KHI MUA SẮM ONLINE”. Theo đó, bước đầu tiên mà người tiêu dùng cần chú ý chính là nâng cao hiểu biết và nhận biết được các rủi ro khi mua sắm trên website giả mạo, cụ thể như: - Mua phải hàng kém chất lượng: Hàng giả, hàng nhái kém chất lượng gây tổn thất tiền bạc và ảnh hưởng đến sức khỏe. - Không nhận được hàng: Sau khi thanh toán, hàng hóa không được giao hoặc giao sai. - Khó khăn trong việc hoàn trả, bảo hành: Các trang giả mạo thường không có chính sách rõ ràng. - Mất thông tin cá nhân và thẻ tín dụng: Các website giả mạo có thể đánh cắp thông tin thẻ tín dụng và sử dụng vào mục đích gian lận. Dấu hiệu nhận biết website giả mạo Người tiêu dùng có thể tham khảo danh sách website giả mạo trên trang https://tinnhiemmang.vn/website-lua-dao (thuộc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia) Đường dẫn website có nhiều thông tin bất thường, không phải các tên miền uy tín như: .info, .vip, .xyz. Xuất hiện nhiều yêu cầu người tiêu dùng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin thẻ như: Người tiêu dùng sẽ thấy xuất hiện các bảng hướng dẫn chứa liên kết lạ, đề nghị người dùng khai báo các thông tin cá nhân như CCCD, địa chỉ... hoặc yêu cầu điền số thẻ và số bảo mật CVV . Giao diện website giả mạo thường sao chép 100% hình ảnh và thông tin từ website chính thức của các nhãn hàng. Trong một số trường hợp, các website giả mạo sử dụng logo gốc, màu sắc tương đồng của nhãn hàng nhưng thay đổi phần thông tin liên hệ và chính sách nhằm đánh lừa người dùng. Bên cạnh đó, Facebook cũng là nơi có số lượng lớn trang giả mạo các thương hiệu. Các trang này thường sao chép nội dung bán hàng, hình ảnh các thương hiệu, thậm chí tạo các tương tác ảo nhằm lấy lòng tin của người dùng. Vì thế, khi người dùng thực hiện các giao dịch mua bán thông qua Facebook cần hết sức lưu ý, kiểm tra kỹ các thông tin, lượng tương tác và nhận xét từ người dùng cũ. Biện pháp phòng tránh - Sử dụng công cụ kiểm tra website giả mạo: Tra cứu tên miền tại https://tracuutenmien.gov.vn. - Tìm hiểu đánh giá trước khi mua: Kiểm tra đánh giá trên các trang tra cứu thông tin phổ biến như Google hoặc các nền tảng uy tín khác. - Thận trọng khi thanh toán: Tránh lưu thông tin thẻ trên website không đáng tin cậy. FE CREDIT khuyến nghị người tiêu dùng hãy luôn ưu tiên các biện pháp bảo mật thông tin cá nhân để đảm bảo giao dịch an toàn, đồng thời nâng cao cảnh giác khi mua sắm online bằng cách kiểm tra kỹ thông tin website trước khi giao dịch, tìm hiểu các đánh giá từ những nguồn đáng tin cậy, và sử dụng công cụ tra cứu tên miền. Đặc biệt, người tiêu dùng đừng quên tận dụng các lợi ích của thẻ tín dụng như hoàn tiền, tích điểm và trả góp lãi suất 0% để mua sắm an toàn và hiệu quả. Nếu cần sự hỗ trợ trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng, Người tiêu dùng vui lòng liên hệ Trung tâm Dịch vụ Khách hàng của FE CREDIT để được tư vấn nhanh chóng, kịp thời. Đón đọc kỳ tới: Phần 02: BẢO VỆ THÔNG TIN THẺ TÍN DỤNG TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG Chat trên Zalo chính thức của FE CREDIT: https://zalo.me/fecredit Chat trên FE ONLINE 2.0: https://bit.ly/UDFEOL2 Gửi Email về dichvukhachhang@fecredit.com.vn Liên hệ tổng đài hỗ trợ Sản phẩm Vay: 1900 6535 hoặc tổng đài hỗ trợ Thẻ tín dụng: 1900 6939
Xem chi tiết
18 lượt xem
© Bản quyền thuộc về FE CREDIT 2024
Tra cứu địa điểm

So sánh thẻ

Đã chọn 0/3
Dừng so sánh