4 TUYỆT CHIÊU "NÂNG CAO" TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

11/10/2021 07:56:33
6 lượt xem

Người Do Thái vốn nổi tiếng thông minh, biết nhìn xa trông rộng và nơi đây còn là chủng tộc có nhiều tỷ phú danh tiếng thế giới. Bằng cách nào mà họ thành công và giàu có đến vậy? Hãy cùng FE CREDIT tìm hiểu bí kíp sau đây nhé:
1. Kiếm tiền hơn tiết kiệm: Tiết kiệm là tốt nhưng không thể giúp bạn thoải mái chi tiêu nếu cứ mãi “giậm chân” tại chỗ. Thay vào đó, bạn có thể kiếm thêm công việc, từ đó tăng thu nhập và thoải mái chi tiêu hơn.
2. Dành ra một khoản vốn gốc: Người Do Thái quan niệm rằng, có thể cho vay thóc nhưng không thể đem thóc giống ra ăn. Vậy nên, họ luôn giữ cho mình nguồn vốn vững chắc, thận trọng và không phí phạm.
3. Quý trọng thời gian như vàng bạc: Người Do Thái từ lâu luôn tuân thủ nguyên tắc "thời gian là vàng bạc”, luôn nắm bắt từng phút giây cho việc phát triển kinh tế và bản thân. Tuy vậy, họ vẫn giữ quan niệm lao động chăm chỉ phải đi đôi với nghỉ ngơi hợp lý và hưởng thụ cuộc sống.
4. Kết giao, mở rộng vòng tròn bạn bè: Đây sẽ là nguồn lực để bạn học hỏi tư duy, kinh nghiệm, đôi lúc những mối quan hệ này cũng giúp bạn trong việc kinh doanh hoặc làm việc.
🔰 Cùng nắm bắt ngay bí kíp hay để nâng cao tài chính ngay hôm nay bạn nhé!

có thể bạn quan tâm

Các tin liên quan

BÍ QUYẾT “VÀNG” KHI MUA SẮM ONLINE - PHẦN 3

PHẦN 3: RỦI RO KHI KHÔNG BẢO VỆ MÃ BẢO MẬT (MÃ OTP) Ở kỳ trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu cách bảo vệ thông tin thẻ tín dụng. Bạn có thể tham khảo lại nội dung Phần 2 tại đây. Trong bài viết kỳ này, FE CREDIT sẽ giải đáp thắc mắc về mã OTP, tầm quan trọng và cách bảo vệ mã này trước các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng. Các hình thức lừa đảo phổ biến qua mã OTP OTP (One-Time Password) là mã bảo mật dùng một lần, thường được gửi qua tin nhắn văn bản (SMS), email hoặc ứng dụng để xác thực giao dịch tài chính, thanh toán online, đăng nhập tài khoản hoặc thay đổi thông tin cá nhân. Mã này có thời hạn ngắn và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đúng người dùng, tránh việc bị đánh cắp tài khoản ngay cả khi đã lộ tên đăng nhập và mật khẩu. Chính vì tầm quan trọng đó nên hiện nay kẻ gian thường sử dụng những phương thức tinh vi để đánh cắp mã OTP, điển hình là: Tấn công qua đường dẫn giả mạo: Email hoặc tin nhắn chứa link lừa đảo dẫn đến website không chính thống, nhằm thu thập thông tin đăng nhập và mã OTP. Bạn có thể tham khảo dấu hiệu nhận biết các trang web giả mạo trong Phần 1 tại đây. Giả mạo danh tính: Kẻ gian đóng giả nhân viên ngân hàng, công ty tài chính, cơ quan chức năng hoặc thậm chí người thân, bạn bè. Các đối tượng này yêu cầu cung cấp mã OTP với lý do như “xác minh tài khoản”, “hủy giao dịch”, “nhận thưởng”, hoặc “giải quyết công việc cá nhân”. Trong mọi trường hợp, người tiêu dùng tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho người khác, đặc biệt là qua các cuộc gọi, tin nhắn, bất kể nội dung thông tin có vẻ thuyết phục đến đâu. Làm thế nào để bảo vệ mã OTP? FE CREDIT khuyến nghị người tiêu dùng cẩn trọng, tuân thủ các nguyên tắc “vàng” sau nhằm bảo vệ mã OTP và an toàn khi sử dụng thẻ tín dụng: Không bao giờ cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai, trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu có người yêu cầu mã OTP thì đó là hành vi lừa đảo! Ngân hàng/tổ chức tài chính không bao giờ yêu cầu mã OTP từ chủ thẻ tín dụng. Xác minh nguồn gốc liên hệ: Luôn kiểm tra danh tính người gọi, nhắn tin hoặc email khi trao đổi các vấn đề liên quan đến tài chính. Không truy cập đường dẫn (link) lạ: Tránh nhập thông tin cá nhân, thẻ tín dụng và mã OTP trên các website hoặc ứng dụng không đáng tin cậy. Không chia sẻ thông tin tài khoản hoặc mật khẩu của bạn với bất kỳ ai, kể cả cho ngân hàng hoặc đơn vị phát hành thẻ. Không bao giờ mở tài liệu đính kèm hoặc nhấp vào liên kết trong email, tin nhắn SMS từ nguồn gửi lạ không xác định. Bảo vệ thiết bị bằng cách cập nhật phần mềm và ứng dụng thường xuyên, sử dụng phần mềm diệt virus và không sử dụng các mạng Wifi công cộng không an toàn. Thường xuyên theo dõi tài khoản thẻ tín dụng và liên hệ với ngân hàng/đơn vị phát hành thẻ ngay lập tức nếu phát hiện bất kỳ hoạt động giao dịch lạ hay bất thường nào. Trong quá trình sử dụng thẻ, nếu cần hỗ trợ, chủ thẻ tín dụng có thể liên hệ Trung tâm Dịch vụ Khách hàng của FE CREDIT để được tư vấn kịp thời và nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho tài chính và thông tin cá nhân. Xem lại phần 01: CẢNH GIÁC VỚI WEBSITE GIẢ MẠO Xem lại phần 02: BẢO VỆ THÔNG TIN THẺ TÍN DỤNG TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG Chat trên Zalo chính thức của FE CREDIT: https://zalo.me/fecredit Chat trên FE ONLINE 2.0: https://bit.ly/UDFEOL2 Gửi Email về dichvukhachhang@fecredit.com.vn Liên hệ tổng đài hỗ trợ Sản phẩm vay: 1900 6535 hoặc tổng đài hỗ trợ Thẻ tín dụng: 1900 6939
Xem chi tiết
25 lượt xem

BÍ QUYẾT “VÀNG” KHI MUA SẮM ONLINE - PHẦN 2

PHẦN 2: BẢO VỆ THÔNG TIN THẺ TÍN DỤNG Trong phần 1 của chuỗi bài viết “Bí quyết vàng khi mua sắm online”, các rủi ro tiềm ẩn khi giao dịch trên website giả mạo đã được phân tích chi tiết (xem tại đây), góp phần giúp người tiêu dùng nâng cao cảnh giác, ưu tiên các biện pháp bảo mật thông tin cá nhân khi thực hiện các giao dịch mua sắm online. Ở nội dung phần 2, người tiêu dùng sẽ được tiếp cận các bí quyết để nhận diện thông tin thẻ tín dụng quan trọng cần bảo mật cùng các biện pháp phòng tránh lừa đảo trực tuyến. Hãy cùng khám phá các nội dung hữu ích ngay sau đây để mua sắm an toàn và tận hưởng trọn vẹn ưu đãi từ thẻ tín dụng của FE CREDIT: Những thông tin quan trọng cần bảo mật của thẻ tín dụng Thẻ tín dụng chứa các thông tin đặc biệt quan trọng mà người tiêu dùng cần bảo vệ: Số thẻ: Dãy số 16 chữ số, là “chìa khóa” để thực hiện giao dịch. Ngày hết hạn: Thời hạn sử dụng thẻ, thường được yêu cầu cung cấp khi thanh toán trực tuyến. Họ tên chủ thẻ: Thường được in trên mặt trước của thẻ, đóng vai trò xác thực chủ sở hữu. CVC/CVV: Là cụm từ viết tắt của Card Verification Code/Card Verification Value. Đây là mã bảo mật 3 chữ số in ở mặt sau thẻ, dùng để xác minh giao dịch. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng thường sẽ yêu cầu chủ thẻ sử dụng miếng dán tem vỡ để che số CVC/ CVV, đảm bảo bảo mật cho thẻ của khách hàng. Mã OTP: Mã xác thực một lần thường được gửi qua SMS, ứng dụng OTP, thiết bị Token, email hoặc cuộc gọi, là lớp bảo mật cuối cùng cho các giao dịch online. Hiện tại, FE CREDIT chỉ thực hiện gửi mã OTP qua hình thức SMS. Thẻ tín dụng chứa các thông tin đặc biệt nhạy cảm mà bạn cần bảo vệ Rủi ro và hậu quả khi lộ thông tin thẻ tín dụng Trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng, người tiêu dùng có thể gặp phải nhiều tình huống tiềm ẩn nguy cơ lộ thông tin thẻ mà không hay biết. Việc lộ thông tin thẻ tín dụng sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng như: Kẻ gian có thể sử dụng thông tin thẻ để đăng ký các dịch vụ trả phí hoặc thậm chí đăng ký các khoản vay/cấp tín dụng giả mạo. Kẻ gian có thể sử dụng thông tin thẻ để thực hiện các giao dịch mua hàng với số tiền lớn, gây thiệt hại tài chính cho chủ thẻ. Khi các giao dịch gian lận không được phát hiện và xử lý kịp thời, khoản nợ phát sinh từ các giao dịch này có thể khiến chủ thẻ bị liệt vào danh sách nợ xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng, làm giảm khả năng vay vốn hoặc sử dụng các sản phẩm tài chính khác trong tương lai. Cách bảo vệ thông tin thẻ tín dụng FE CREDIT khuyến nghị một số giải pháp sau giúp chủ thẻ giảm nguy cơ lộ thông tin, đồng thời tăng cường độ an toàn khi sử dụng thẻ tín dụng: Khóa thẻ ngay khi mất thẻ hoặc nghi ngờ bị lộ thông tin thẻ: Thường xuyên theo dõi lịch sử giao dịch/bật thông báo giao dịch thẻ. Kiểm tra chi tiết các giao dịch để phát hiện hoạt động bất thường. Nếu người dùng bị mất thẻ hoặc có nghi ngờ, cần khóa thẻ ngay lập tức và báo cho tổ chức phát hành thẻ. + Hướng dẫn khóa thẻ tín dụng FE CREDIT xem tại https://fecredit.com.vn/cach-khoa-the-tin-dung-khan-cap-khi-phat-hien-rui-ro/ + Hướng dẫn kiểm tra giao dịch thẻ tín dụng FE CREDIT xem tại https://bit.ly/QuanLyTheTinDungTrenFEOL Lựa chọn điểm giao dịch ATM an toàn: Ưu tiên sử dụng các trụ ATM đặt tại những khu vực có hệ thống giám sát như ngân hàng, trung tâm thương mại, hoặc các địa điểm đông người. Trước khi thực hiện giao dịch, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường như thiết bị lạ gắn trên khe đọc thẻ, bàn phím lỏng lẻo, hoặc có camera ẩn, hãy ngừng giao dịch và báo ngay cho đơn vị quản lý trụ ATM. Không chia sẻ thông tin thẻ tín dụng dưới bất kỳ hình thức nào: + Không đăng tải hình ảnh thẻ tín dụng trên mạng xã hội, kể cả trong các hội nhóm hoặc trang cá nhân. + Không đưa thẻ tín dụng cho người khác sử dụng mà không có sự giám sát của chính chủ thẻ. Ví dụ: khi thanh toán ở nhà hàng, siêu thị…, người tiêu dùng thường có xu hướng giao thẻ cho nhân viên để thanh toán hoá đơn mà thiếu sự giám sát, dẫn đến rủi ro thông tin thẻ bị sao chép, phục vụ cho các hành vi phạm pháp. + Không cung cấp chi tiết thông tin thẻ tín dụng cho người khác kể cả nhân viên ngân hàng, công ty tài chính,... hoặc người thân, bạn bè. + Đặc biệt, người tiêu dùng không được tiết lộ mã OTP dù trong bất cứ tình huống nào. Để tránh các rủi ro không đáng có, chủ thẻ tín dụng cần bảo mật thông tin thẻ tín dụng và thực hiện các biện pháp bảo vệ tối ưu. Trong quá trình sử dụng thẻ, nếu cần hỗ trợ, chủ thẻ tín dụng có thể liên hệ Trung tâm Dịch vụ Khách hàng của FE CREDIT để được tư vấn kịp thời và nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho tài chính và thông tin cá nhân. Đón đọc kỳ tới: Phần 03: RỦI RO KHI KHÔNG BẢO VỆ MÃ BẢO MẬT (MÃ OTP) TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG Chat trên Zalo chính thức của FE CREDIT: https://zalo.me/fecredit Chat trên FE ONLINE 2.0: https://bit.ly/UDFEOL2 Gửi Email về dichvukhachhang@fecredit.com.vn Liên hệ tổng đài hỗ trợ Sản phẩm Vay: 1900 6535 hoặc tổng đài hỗ trợ Thẻ tín dụng: 1900 6939
Xem chi tiết
23 lượt xem

BÍ QUYẾT “VÀNG” KHI MUA SẮM ONLINE - PHẦN 1

PHẦN 1: CẢNH GIÁC VỚI WEBSITE GIẢ MẠO Với sự phát triển của thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến bằng thẻ tín dụng ngày càng phổ biến nhờ sự tiện lợi và nhanh chóng. Dịp cuối năm cũng là thời điểm nhu cầu mua sắm tăng vọt, các nhãn hàng đồng loạt tung ra ưu đãi hấp dẫn. Do đó, sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm online không chỉ mang lại sự tiện lợi mà còn nhiều lợi ích vượt trội như: - Thanh toán nhanh chóng: Dễ dàng hoàn thành giao dịch chỉ với vài thao tác đơn giản, không cần sử dụng tiền mặt. - Ưu đãi hoàn tiền, tích điểm: Nhiều ngân hàng và công ty tài chính mang đến các chương trình ưu đãi hoàn tiền, tích điểm đổi quà hấp dẫn. - Trả góp 0%: Nhiều sản phẩm tiêu dùng được hỗ trợ trả góp chỉ với lãi suất từ 0%, qua đó giúp người tiêu dùng dễ dàng quản lý, cân đối tài chính khi sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng. - Ưu đãi độc quyền: Các chương trình giảm giá, quà tặng từ các thương hiệu nổi tiếng có liên kết. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng đối mặt với nhiều nguy cơ từ các chiêu trò lừa đảo trên không gian mạng. Hãy cùng FE CREDIT tìm hiểu về các rủi ro phổ biến và các biện pháp phòng tránh trong chuỗi bài viết “BÍ QUYẾT ‘VÀNG’ KHI MUA SẮM ONLINE”. Theo đó, bước đầu tiên mà người tiêu dùng cần chú ý chính là nâng cao hiểu biết và nhận biết được các rủi ro khi mua sắm trên website giả mạo, cụ thể như: - Mua phải hàng kém chất lượng: Hàng giả, hàng nhái kém chất lượng gây tổn thất tiền bạc và ảnh hưởng đến sức khỏe. - Không nhận được hàng: Sau khi thanh toán, hàng hóa không được giao hoặc giao sai. - Khó khăn trong việc hoàn trả, bảo hành: Các trang giả mạo thường không có chính sách rõ ràng. - Mất thông tin cá nhân và thẻ tín dụng: Các website giả mạo có thể đánh cắp thông tin thẻ tín dụng và sử dụng vào mục đích gian lận. Dấu hiệu nhận biết website giả mạo Người tiêu dùng có thể tham khảo danh sách website giả mạo trên trang https://tinnhiemmang.vn/website-lua-dao (thuộc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia) Đường dẫn website có nhiều thông tin bất thường, không phải các tên miền uy tín như: .info, .vip, .xyz. Xuất hiện nhiều yêu cầu người tiêu dùng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin thẻ như: Người tiêu dùng sẽ thấy xuất hiện các bảng hướng dẫn chứa liên kết lạ, đề nghị người dùng khai báo các thông tin cá nhân như CCCD, địa chỉ... hoặc yêu cầu điền số thẻ và số bảo mật CVV . Giao diện website giả mạo thường sao chép 100% hình ảnh và thông tin từ website chính thức của các nhãn hàng. Trong một số trường hợp, các website giả mạo sử dụng logo gốc, màu sắc tương đồng của nhãn hàng nhưng thay đổi phần thông tin liên hệ và chính sách nhằm đánh lừa người dùng. Bên cạnh đó, Facebook cũng là nơi có số lượng lớn trang giả mạo các thương hiệu. Các trang này thường sao chép nội dung bán hàng, hình ảnh các thương hiệu, thậm chí tạo các tương tác ảo nhằm lấy lòng tin của người dùng. Vì thế, khi người dùng thực hiện các giao dịch mua bán thông qua Facebook cần hết sức lưu ý, kiểm tra kỹ các thông tin, lượng tương tác và nhận xét từ người dùng cũ. Biện pháp phòng tránh - Sử dụng công cụ kiểm tra website giả mạo: Tra cứu tên miền tại https://tracuutenmien.gov.vn. - Tìm hiểu đánh giá trước khi mua: Kiểm tra đánh giá trên các trang tra cứu thông tin phổ biến như Google hoặc các nền tảng uy tín khác. - Thận trọng khi thanh toán: Tránh lưu thông tin thẻ trên website không đáng tin cậy. FE CREDIT khuyến nghị người tiêu dùng hãy luôn ưu tiên các biện pháp bảo mật thông tin cá nhân để đảm bảo giao dịch an toàn, đồng thời nâng cao cảnh giác khi mua sắm online bằng cách kiểm tra kỹ thông tin website trước khi giao dịch, tìm hiểu các đánh giá từ những nguồn đáng tin cậy, và sử dụng công cụ tra cứu tên miền. Đặc biệt, người tiêu dùng đừng quên tận dụng các lợi ích của thẻ tín dụng như hoàn tiền, tích điểm và trả góp lãi suất 0% để mua sắm an toàn và hiệu quả. Nếu cần sự hỗ trợ trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng, Người tiêu dùng vui lòng liên hệ Trung tâm Dịch vụ Khách hàng của FE CREDIT để được tư vấn nhanh chóng, kịp thời. Đón đọc kỳ tới: Phần 02: BẢO VỆ THÔNG TIN THẺ TÍN DỤNG TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG Chat trên Zalo chính thức của FE CREDIT: https://zalo.me/fecredit Chat trên FE ONLINE 2.0: https://bit.ly/UDFEOL2 Gửi Email về dichvukhachhang@fecredit.com.vn Liên hệ tổng đài hỗ trợ Sản phẩm Vay: 1900 6535 hoặc tổng đài hỗ trợ Thẻ tín dụng: 1900 6939
Xem chi tiết
18 lượt xem
© Bản quyền thuộc về FE CREDIT 2024
Tra cứu địa điểm

So sánh thẻ

Đã chọn 0/3
Dừng so sánh